Sinh viên kỹ thuật- Điểm số có phải là yếu tố quan trọng khi xin việc?

0
1144

Đây là một trong những câu hỏi được quan tâm nhất trong event offline vừa rồi của Page/Group Kỹ năng và việc làm dành cho sinh viên khối kỹ thuật. Chị tóm gọn lại câu trả lời của các diễn giả như sau nhé.

1. Điểm số cao sẽ là lợi thế để bạn được tuyển thẳng – hoặc mời đi làm ngay, hoặc tham gia các chương trình tuyển dụng “xịn” cho sinh viên mới ra trường

  • Được mời đi làm ngay và luôn khi điểm số “siêu xịn”: Anh Tâm – Tốt nghiệp khoa Hóa trường Đại Học Bách Khoa TPHCM năm 2010 – diễn giả của chương trình là minh chứng phù hợp nhất cho trường hợp này. Tốt nghiệp Top 5 của Khoa, anh Tâm được mời thẳng vào làm công ty Masan ở phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Được tuyển thẳng qua một vài vòng tuyển dụng: Ví dụ như chương trình Management Trainee năm 2019 của công ty sữa FrieslandCampina VN (công ty Dutch Lady), các bạn có điểm số cao (cao hơn 8.0 trở lên) sẽ được tuyển thẳng qua vòng hồ sơ và tiến vào vòng 2 – vòng bài kiểm tra năng lực (xem thêm: https://www.facebook.com/FCVCareers/posts/10155707916842007)
  • Có cơ hội xin học bổng “xịn” – làm CV của bạn thêm ấn tượng: một vài chương trình học bổng cũng yêu cầu sinh viên có điểm số trên 7.0 hoặc 7.5 để đủ điều kiện nộp, ví dụ như học bổng Amcham (chương trình học bổng năm ngoái: http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=cd368c56-1571-438e-99d1-bcbbf5a8bc54)
  • Đủ điều kiện nộp các chương trình tuyển dụng “xịn” dành cho sinh viên mới tốt nghiệp như chương trình Managmene Trainee hoặc Fresh. Nói xịn là vì các chương trình này thường mức lương khởi điểm khá cao, “nghìn đô” là hoàn toàn có thể nhé, và lộ trình thăng tiến cũng khá rõ ràng với cam kết 2-3 năm bạn sẽ được lên vị trí quản lý nếu hoàn thành tốt công việc), điển hình là các chương trình Quản trị viên tập sự – management trainee cho các công ty đa quốc gia với các phòng ban dành cho sinh viên khối kỹ thuật như Supply chain, Manufacturing, R&D, v.v… Các chương trình Management thường yêu cầu GPA 7.0 trở lên, có công ty yêu cầu tối thiểu là 7.5 hoặc thậm chí 8.0 để bạn đủ điều kiện nộp đơn cho vòng loại đầu tiên – vòng 1. Với chương trình Fresh – yêu cầu đơn giản Management Trainee thì cũng phải ít nhất 6.0 – 6.5 trở lên nhé. (xem thêm ví dụ của các chương trình tại đây: https://chuongkhoidiem.com/2018/12/10/cac-chuong-trinh-tuyen-dung-management-trainee-2019/)

Với hàng tá lợi thế như thế này thì nói gì thì nói, các bạn cũng cố gắng đảm bảo việc học của mình bên cạnh những công việc khác như làm thêm, học ngoại ngữ hoặc sinh hoạt ngoại khóa nhé.

2. Nếu điểm số không cao, hãy “gỡ lại” bằng những kinh nghiệm khác

Nếu điểm số của bạn chưa thực sự cao lắm và bạn đang ở năm cuối của Đại Học rồi thì lời khuyên của chị và các anh diễn giả là hãy lấy 4 chữ “K” để bù lại cho điểm yếu này. (Trừ các chương trình Management Trainee và Fresh mà chị kể ở trên thì điểm GPA tối thiểu là yêu cầu cần thiết – các công việc khác thì sẽ không yêu cầu GPA ngay ở vòng 1). Cụ thể:

  • Kiến thức: hãy đảm bảo bạn hiểu rõ công việc bạn đang ứng tuyển và có kiến thức phù hợp. Ví dụ, ở vòng phỏng vấn các anh chị sẽ hỏi các bạn về những kiến thức bạn đã học trong trường hoặc những kiến thức liên quan đến ngành nghề bạn đang nộp, hãy đảm bảo là bạn sẽ có câu trả lời tốt cho phần “vấn đáp” này nhé.
  • Kinh nghiệm: Bạn có thể “bù đắp” khoản thiệt thòi về GPA bằng kinh nghiệm làm việc thực tế, ví dụ như kinh nghiệm intern đúng ngành, hoặc kinh nghiệm làm dự án thực tế, hoặc khóa luận, hoặc các dự án trong trường, các hoạt động ngoại khóa v.v… để chứng minh mình có đủ kinh nghiệm và bạn xứng đáng được chọn
  • Kỹ năng: thường các bạn sinh viên hay yếu về mảng kĩ năng do ít tiếp xúc với các hoạt động thực tế hay làm việc nhóm. Vì vậy, nếu bạn muốn mình thật nổi bật thì hãy năng tham gia các hoạt động ngoại khóa – như CLB, đội nhóm, các cuộc thi dành cho sinh viên, tổ chức các hội thảo, v.v… vừa để tích lũy kinh nghiệm làm việc mà vừa trau dồi các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, v.v.. Có cọ xát thực tế thì bạn mới phát triển kỹ năng này được, chứ không chỉ đơn giản là “gạo bài” bằng cách xem clip hay sách kỹ năng không nhé. Học phải đi đôi với hành nha!
  • Ká tính – Thái độ: thái độ cầu thị, tiếp thu, khiêm tốn, ham học hỏi, v.v.. sẽ là những điểm cộng để bạn ghi điểm khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. Dù bạn có thể còn thiếu sót nhưng nếu bạn chứng minh được là mình cầu tiến, là người tiếp thu nhanh (với những ví dụ cụ thể trong quá khứ càng tốt) thì bạn cũng sẽ tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.
  • Điểm cộng cuối cùng là Tiếng Anh. Không chỉ các công ty đa quốc gia mà kể cả với các công ty khác, có Tiếng Anh tốt luôn là lợi thế, đặc biệt với khối kỹ thuật – nơi mà các bạn ít tập trung ở mảng này. Nếu bạn có lợi thế về ngôn ngữ, bạn vừa nổi bật trong hàng trăm nghìn sinh viên cùng khối ngành, mà lại thuận lợi để phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, chưa kể cánh cửa của những công ty đa quốc gia cũng sẽ rộng mở với bạn nữa đó.

Kết lại là, tốt nhất bạn nên cân đối việc học và những việc ngoài lề khác ngay từ khi còn học năm 1, năm 2 – đừng để năm cuối mới lo cải thiện điểm vì gánh nặng sẽ khá nhiều khi thời gian còn ít ỏi. Điểm cao sẽ mở ra cho các bạn nhiều cơ hội tốt, còn nếu lỡ điểm chưa cao thì hãy lấy những điểm mạnh khác bù vào nhé!

Chúc các bạn có được công việc đầu đời mơ ước!

Yêu thương,

Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here