Lưu ý không thể bỏ qua ở vòng phỏng vấn (online-digital/offline interview)

0
2799

Nhung luu y o vong phong van Minh Hương

Bạn nào chưa biết Management Trainee là gì thì xem lại trọn bộ chia sẻ kinh nghiệm thi tất cả các vòng từ các Management Trainee/Fresher/Intern ở đây nhé: Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết và đừng quên tham gia group Next Management Trainee: fb.com/groups/thenextmt để nhận được cập nhật những bài chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển sớm nhất nha!

—————————


Các chương trình Management Trainee đang đổ bộ và nhiều bạn đã chuẩn bị tiến sâu vào vòng Interview rồi. Rất vui là chị đã nhận được sự đồng ý của bạn Trương Đỗ Minh Hương – cựu HR của một công ty đa quốc gia để chia sẻ lại cho các bạn những bí quyết chinh phục vòng phòng vấn đây, cùng tìm hiểu nhé!

Lưu ý trước phỏng vấn

Dưới đây là những điểm bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị trước để linh hoạt với các dạng Interview khác nhau.

1. Chuẩn bị chung:

Tìm hiểu về các câu hỏi doanh nghiệp có thể sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn, thường gồm các phần chính như: mức độ hiểu biết của bạn về công ty, kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển, v.v… Các bạn có thể Google trên mạng để chuẩn bị sẵn các câu thường hỏi. Sau khi nghiên cứu, thì hãy luyện tập, viết ra, nói thử, hoặc tạo hẳn một file Excel để lưu giữ câu chuyện của mình để sử dụng cho 1000 năm sau luôn. Luyện tập vẫn là cách tốt nhất để giúp bạn tự tin hơn, thể hiện bản thân tốt hơn.

Khi chuẩn bị cho những câu hỏi và câu chuyện bạn định phỏng vấn, hãy làm thành nhiều phiên bản với nhiều thời gian trả lời phỏng vấn khác nhau. Ví dụ, cùng là một câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” có thể được doanh nghiệp yêu cầu cụ thể phải trả lời trong thời gian bao lâu. Tốt nhất nên chia thành 3 khung thời gian: ngắn (45s – 1 phút), trung bình (1 phút – 3 phút), dài (3 phút – 5 phút). Nếu được, không nên nói quá 5 phút vì sẽ bị lan man, chưa kể không có cơ hội để chia sẻ các đặc điểm khác của mình.

2. Chuẩn bị cho Online Interview:

2 hình thức Interview phổ biển gồm có:

  • Online Interview with NO human interaction (Phỏng vấn online – không qua người thực phỏng vấn): Thường sử dụng các nền tảng phỏng vấn trực tuyến như Hirevue,… với câu hỏi có sẵn để ứng viên quay lại câu trả lời và upload trực tiếp lên hệ thống.
  • Online Interview with human interaction (Phỏng vấn online – có người phỏng vấn trực tiếp và tương tác): Nhà Tuyển Dụng thường sử dụng các nền tảng họp trực tuyến như Zoom Meeting, Google Hangouts, Skype… để gặp gỡ ứng viên trực tiếp và đặt câu hỏi.

Lưu ý khi tham gia hình thức này: Đối với Online Meeting, nên chủ động vào meeting sớm một chút, kiểm tra đường truyền mạng, kiểm tra âm thanh. Tốt nhất bạn nên tránh ngồi ở những quán cafe mà thay vào đó, nên ở nhà hoặc ở những nơi có không gian kín đáo và có thể nói được tốt để Nhà Tuyển Dụng phía bên kia cũng có thể nghe bạn rõ ràng. Nếu thấy phần mềm Online Meeting mình chưa từng thử thì cũng nên thử trước để đảm bảo đồng bộ hóa thiết bị tốt. Để biết online meeting sử dụng nền tảng nào và tìm hiểu trước, các bạn có thể kiểm tra lại hướng dẫn trong email doanh nghiệp gửi thông báo về phỏng vấn hoặc các buổi livestream của công ty, hoặc inbox/email trực tiếp cho fanpage của công ty để nhận được câu trả lời chính xác.

3. Chuẩn bị cho Offline Interview:

Về hình thức, những ứng viên được yêu cầu đến trực tiếp văn phòng hoặc trụ sở doanh nghiệp. Ở những buổi offline meeting, sẽ có thể có một hoặc hơn một người phỏng vấn.

Lưu ý khi tham gia offline Interview: Vì bạn sẽ gặp trực tiếp Nhà Tuyển Dụng nên hãy tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu để thuận lợi hơn trong quá trình phỏng vấn. Các doanh nghiệp về FMCG/Tech thì không cần phải quá lo lắng về câu chuyện ăn mặc, chỉ cần dress smart/smart casual. Nhưng những doanh nghiệp làm về consulting/banking/services thì bạn sẽ cần chú ý ăn mặc formal hơn. Vấn đề đúng giờ thì không phải bàn cãi thêm nhé, nhớ canh thời gian và thậm chí đi sớm để tránh tắc đường, sự cố, v.v… Bạn có thể in và mang thêm CV hoặc portfolio để minh họa cho những kinh nghiệm của mình.

Lưu ý trong quá trình phỏng vấn:

  • Trả lời ngắn gọn, logic và đầy đủ thông tin:khuyến khích dùng mô hình STAR khi phỏng vấn để câu trả lời rõ ràng và dễ theo dõi hơn: nêu hoàn cảnh bạn nhận được công việc Situtation – Task (nhiệm vụ bạn được giao) – Action (Bạn đã làm những gì) – và Result (Kết quả). Các bạn có thể Google mô hình STAR khi phỏng vấn để tìm hiểu thêm nha. Ngoài ra, để tránh bị rơi vào bẫy “trả lời chung chung – không có gì đặc biệt”, các bạn nên thêm số liệu chứng minh, thời gian thực tế, thêm recognition (những đánh giá tích cực) từ những người làm chung, feedback của những người đã từng tham dự chương trình, feedback từ Mentor hoặc sếp trực tiếp, v.v…
  • Tập trung vào mục tiêu:Đôi khi đừng quá tập trung liệt kê số lượng hành động và công việc mình đã làm mà hãy chia sẻ với Interviewer nhiều hơn về lý do tại sao bạn lại chọn làm những hành động cũng như công việc đó, cách thức bạn làm như thế nào. Cách này sẽ giúp Nhà Tuyển Dụng thấy được chiều sâu về thinking và mindset của bạn.
  • Đừng ngại nhờ sự hỗ trợ từ Interviewer: Nếu bạn cảm thấy chưa hiểu câu hỏi thì hãy nhờ Interviewer giải thích rõ hơn, hoặc hỏi lại xem cách hiểu của mình đã đúng chưa, thay vì lao vào trả lời lại có khả năng chệch hướng. Dù là phỏng vấn Offline hoặc Online, nếu gặp sự cố, ví dụ: điều hòa mở lạnh quá, khát nước, mạng bị lag…, đừng ngại ngần chia sẻ với các anh chị Interviewer, kèm với giải pháp bạn gợi ý. Các anh chị có nhiệm vụ phải tạo ra điều kiện tốt nhất để bạn có thể thể hiện bản thân mình, việc bạn chia sẻ cũng sẽ dễ được đánh giá là chủ động và có động lực tốt, thực sự muốn tham gia chương trình.
  • Khi đặt câu hỏi cho doanh nghiệp,nên đặt những câu hỏi mà bạn đã tìm hiểu nhưng chưa rõ hoặc không thể tìm hiểu để có được câu trả lời, tránh hỏi những câu mà bạn có thể tự tìm hiểu và trả lời trước đó, ví dụ “Công ty mình có bao nhiêu nhãn hàng, v.v…” là một câu hỏi thừa và dễ gây mất cảm tình với Nhà Tuyển Dụng vì họ không thấy được sự chuẩn bị kỹ càng và động lực của ứng viên.

Bài viết khá dài rồi nên tạm dừng ở đây nhé. Chúc các bạn chuẩn bị kỹ lưỡng để thêm phần tự tin và thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước của mình!

Minh Hương

Cảm ơn Minh Hương nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình với chị Thư và các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm – Next Management Trainee nha!

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here