Cách chia nội dung làm bài ở Assessment Center – vòng thảo luận nhóm

0
963

chuong khoi diem next management trainee chia nội dung làm bài ở Assessment Center

Bài thi thảo luận nhóm trong Management Trainee thường có 2 phần: analysis (phân tích) và recommendation (đề nghị). Vậy làm cách nào để phân chia nội dung làm bài ở Assessment Center cho mỗi người, nhất là khi ai cũng muốn giành làm phần “Recommendation” thay vì “Analysis” vì các bạn đều nghĩ làm recommendation sẽ dễ tỏa sáng hơn?

Chia nội dung làm bài ở Assessment Center như thế nào?

Tuỳ cách của nhóm có thể phân công phù hợp, ví dụ:

  • Có nhóm sẽ chia ra 2,3 nhóm nhỏ làm những câu hỏi khác nhau. (Ví dụ 2 người làm câu 1, 2 người làm câu 2, 2 người làm câu 3, v.v..). Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp nếu các câu hỏi không liên quan quá mật thiết với nhau và có thể phân tích riêng lẻ (Ví dụ câu 1 là hãy đưa ra đề nghị cho công ty nếu công ty muốn sản xuất mặt hàng A, câu B là hãy đưa ra đề nghị cho công ty là công ty có nên xáp nhập hay vận hành như hiện tại, không mua lại công ty đối thủ, v.v….
  • Có nhóm sẽ cùng nhau làm và giới hạn thời gian để thảo luận chung cho mỗi câu hỏi. Ví dụ cả nhóm sẽ tự đọc và tự nháp ý kiến của mình trong 5-10′ đầu, sau đó mỗi câu hỏi nhóm sẽ dành 5′ để cùng nhau thảo luận và chốt đáp án. Ví dụ như phần “Analysis” và “Recommendation” là liên quan mật thiết với nhau nên rất khó để chia riêng làm song song – thường là các bạn phải phân tích thật kỹ cùng nhau, và sau đó mới đưa ra được recommendation phù hợp. Các bạn có thể chia nhỏ được nếu phần “Recommendation” được yêu cầu recommend cho từng phòng ban một – với câu hỏi này mỗi bạn có thể tự chọn cho mình 1 phòng ban giả định làm chuyên môn để đưa ra ý kiến.

Vì vậy, nếu có tranh cãi muốn giành phần “Recommendation” thì thường xảy ra trong quá trình nhóm thuyết trình cho ban giám khảo (là các anh chị quản lý cấp cao từ công ty) – khi các bạn muốn được nói phần đề xuất ý kiến của nhóm vì các bạn tin rằng phần này sẽ có nhiều điểm mới mẻ, thú vị và dễ “ghi điểm” hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Vậy nếu không hài lòng với phần được phân công khi chia nội dung làm bài ở Assessment Center hay nội dung khi thuyết trình thì sao?

  • Đừng nghĩ phần recommendation là tinh hoa của phần thi, ai giành được phần này sẽ có nhiều cơ hội hơn phần analysis. Vì thực ra hai phần này liên quan chặt chẽ đến nhau, có phân tích tốt mới ra được gợi ý hay, và phần phân tích này cực kì cực kì cần thiết, kể cả sau khi đi làm. Khả năng đọc số liệu, hiểu được những mối liên quan đằng sau câu chữ, đằng sau những con số và kết nối lại được với nhau là một kỹ năng rất tốt và là điểm cộng cho bạn. Hãy nhớ là các kỹ năng problem-solving, analytical thinking, strategical thinking…đều sẽ thể hiện được cả khi bạn phân tích đề bài dựa trên những dữ liệu có sẵn kết hợp với kiến thức của bản thân cũng như khi bạn đưa ra hướng đi và giải pháp cho vấn đề.
  • Hơn nữa, bất kể bạn được chia phần ở đâu, một khi đã nhận phần nào thì phải làm hết sức ở phần đó chứ không hậm hực so đo. Giả sử nhóm các bạn muốn chia hẳn ra 1 team phân tích,1 team làm gợi ý (mà chị thì không ủng hộ lắm, vì thường 2 phần này liên quan với nhau, có phân tích mới ra được gợi ý chứ), thì bất kể bạn nhận phần nào cũng hãy làm thật tốt. Sau này khi bạn đi làm cũng vậy, nhiều khi bạn sẽ được phân công một thứ hết sức vụn vặt nhưng nếu bạn để tâm hết sức và làm chỉn chu thì nỗ lực của bạn vẫn được công nhận. 
  • Cuối cùng, quá trình bạn làm cũng quan trọng như kết quả bạn nói ra khi trình bày với nhóm vì lúc này không chỉ có các thành viên lắng nghe bạn nói mà ban giám khảo cũng đang quan sát cách bạn phân tích vấn đề. Vậy nên, đừng chỉ nói ra hời hợt một vài phân tích ngắn gọn hoặc kết quả đơn thuần mà hãy tận dụng thời gian để chia sẻ với nhóm tại sao bạn ra được những phân tích như vậy, những số liệu nào, những suy luận nào để đưa ra kết quả. Đây là cách bạn tóm gọn lại những nỗ lực của mình cho mọi người thấy, và vì vậy dù công việc bạn có nhỏ cỡ nào mọi người cũng sẽ công nhận khi thấy tâm huyết bạn bỏ ra cho nó.

Các bài viết liên quan khác

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là Management Trainee nhé!

Yêu thương,
Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here