Final interview Management Trainee hay hỏi gì – nên chuẩn bị thế nào?

0
4787

Nếu các bạn đã rành rẽ những quy trình phổ biến của một chương trình tuyển dụng Management Trainee (Quản trị viên tập sự) thì sẽ không lạ gì với vòng thi được xem như là cửa ải cuối – Final Interview. Vậy thường vòng thi này ai sẽ là người đánh giá bạn, thường sẽ hỏi những gì và cần lưu ý những điểm nào? Cùng xem chi tiết dưới đây nha!

1. Về hình thức thi:

  • Thời gian thi: Thường sau khi đậu vòng thi Assessment Center (gồm giải business case theo nhóm, hoặc kèm thêm business case cá nhân, thuyết trình cá nhân), bạn sẽ được nhận kết quả để tiến tới vòng thi Final Interview. Thường các công ty sẽ làm Assessment Center và Final interview chung 1 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp làm riêng hai ngày (do lí do chủ quan từ phía công ty, hoặc khách quan như… Covid 19 😛 )
  • Mục đích: Đa phần các công ty sẽ dùng vòng thi này để check lại lần cuối những điểm còn cần hỏi thêm bạn (về background, commitment với công việc/công ty, định hướng nghề nghiệp, v.v…) theo dạng hỏi – đáp như phỏng vấn thông thường. Nhưng những năm gần đây có công ty đổi hướng dùng Final interview để cho bạn làm 1 business case cá nhân và trả lời câu hỏi liên quan đến business case này. Với một vài bạn, công ty có thể yêu cầu làm thêm 1 vòng phỏng vấn nhỏ khác sau vòng Final Interview vì một số lý do đặc biệt (như cần hỏi thêm bạn 1 round nữa, hoặc do Head của một số phòng ban muốn phỏng vấn sâu bạn thêm, v.v…)
  • Thời lượng thi: thời lượng thi không cố định mà tùy thuộc vào cá nhân của từng bạn, lí do là vì có thể một số bạn công ty đã cảm thấy yên tâm để chọn bạn nên không cần phỏng vấn nhiều, có bạn bị phỏng vấn dài do công ty thấy bạn đủ khả năng nhưng vẫn còn khúc mắc về định hướng và mức độ cam kết với công việc của bạn, hoặc có bạn được phỏng vấn dài do bạn thú vị và công ty muốn tìm hiểu thêm. Nên dài ngắn cũng không quyết định được là bạn sẽ thành công hay không, đừng phỏng đoán và lo lắng quá nhiều nha. Hườm hườm thì thời gian có thể dao động khoảng 30 phút – 1 tiếng rưỡi nhé (hiếm hiếm thì 2 tiếng maximum).
  • Ai sẽ là người phỏng vấn bạn: đa phần vòng thi cuối này sẽ do các Head của các phòng ban phỏng vấn bạn – có thể chỉ 1 người, hoặc 2,3 người tùy công ty. Ví dụ như các bạn sẽ cùng trò chuyện với Phó chủ tịch phòng Marketing của công ty cùng với phó chủ tịch phòng nhân sự, hoặc Marketing Director/Marketing Manager của công ty (nếu thi phòng Marketing).

2. Những lưu ý ở vòng thi này:

Chị sẽ không đề cập lại 3 phần chính hay hỏi trong các buổi phỏng vấn nhé, vì thường những thông tin này họ đã hỏi ở vòng Initial interview rồi, tuy nhiên các bạn vẫn nên chuẩn bị lại thật kĩ vì có thể họ sẽ hỏi thêm lần nữa với nội dung nhiều không kém vòng Initial Interview vì một số lí do (trang bị lại bằng cách đọc bài viết này: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-khi-phong-van-sinh-vien-bi-danh-truot/). Ở đây chị sẽ liệt kê những điểm quan trọng khác mà các bạn cần lưu ý chuẩn bị thêm ở vòng Final Interview nhé!

  • Định hướng nghề nghiệp và commitment với công ty là một trong những điểm chính yếu mà công ty hay lo ngại về các bạn ở vòng thi này. Cơ bản là bạn giỏi, bạn có tài, bạn phù hợp, nhưng việc bạn có muốn đóng góp cho công ty lâu dài hay không thì không phải bạn nào cũng thuyết phục được công ty. Ví dụ có bạn không được chọn vì bạn thẳng thắn: “Kế hoạch của em là làm với công ty 2 năm rồi sẽ đi du học” hoặc “Em dự kiến làm 1 -2 năm lấy kinh nghiệm để sau đó mở công ty riêng của mình” (ôi công ty đào tạo và dành niềm tin cho bạn với rất nhiều những khoản đầu tư khác với long-term road là bạn sẽ là Quản trị viên tương lai của công ty mà bạn nói thẳng là 1-2 năm sẽ dứt áo ra đi, vậy ai sẽ tin vào việc bạn cống hiến hết mình, và vì còn đường ngắn như vậy làm sao dám tuyển bạn nè!)
  • Mức độ adaptability/ flexibility (thích nghi) của bạn cũng đóng vai trò quan trọng: Có bạn khi được hỏi “Liệu em sẽ làm với công ty đến khi nào?” thì trả lời rằng “Em sẽ làm cho đến khi công ty như hiện tại, nhưng nếu công ty thay đổi thì có lẽ em sẽ cân nhắc lại”. Ái chà, thật ra thế giới và môi trường xung quanh mình đều sẽ biến đổi và phát triển không ngừng, ví dụ như chục năm trước người ta còn chưa biết đến khái niệm “thương mại điện tử” mà tới bây giờ (đặc biệt là mùa Covid) thì người người nhà nhà mua hàng online – và vì thế giới thay đổi nên bản thân công ty cũng sẽ có những sự đổi thay để phù hợp, nên nếu bạn ngại chỉ vì công ty thay đổi nhân sự, cấu trúc, môi trường thì chưa gì hết bạn đã thể hiện bản thân là nguồi kém thích ứng rồi. Vậy nên tốt nhất hãy luôn sẵn sàng thích nghi với môi trường, với sự thay đổi – miễn là bạn vẫn giữ được những value (giá trị) của bản thân mình, không bị biến chất hay bị ép buộc trở thành một con người khác (theo một cách tiêu cực) mà bạn không mong muốn là được nhé.Và vì vậy bạn cần chú ý hiểu rõ định hướng nghề nghiệp của mình để hiểu rõ mình muốn gì, liệu mình có phù hợp với công ty, và là một phần của bức tranh tổng thể mà công ty đang tìm kiếm. Đó cũng là lí do có thể các bạn sẽ được hỏi đam mê của bạn là gì, định hướng của bạn trong 5 năm tới ra sao.
    • Vậy làm sao để biết định hướng nghề nghiệp của mình là gì? Hãy tìm hiểu qua các anh chị đi trước để biết các lộ trình tiềm năng của ngành nghề. Ví dụ nhé, chẳng hạn khi chị mới ra trường và muốn làm Marketing – chị đã tìm hiểu và đặt mục tiêu là tham gia làm Marketing Executive/ Marketing Management Trainee tại một công ty FMCG – sau đó 3-4 năm sẽ phấn đấu trở thành Brand Manager, và sau đó là Senior Brand Manager, v.v….(Hoặc có bạn sẽ muốn làm Client vài năm rồi qua Agency, hay muốn làm ở Research chứ không chỉ muốn làm brand, v.v… – vô vàn lộ trình nên các bạn nên tìm hiểu rõ các con đường và ngã rẽ sự nghiệp từ tước nhé). Việc chia sẻ mục tiêu của chị giúp công ty yên tâm là chị và công ty có điểm giao thoa với nhau và cả hai sẽ cùng hỗ trợ nhau để phát triển với mục tiêu của cả đôi bên.
    • Sẵn tiện nói về định hướng, có thể một vài bạn đến vòng thi cuối cùng này sẽ được công ty “bẻ lái” để offer bạn cũng là vị trí Management Trainee nhưng là ở một phòng ban khác, ví dụ như bạn nộp Marketing nhưng được offer làm phòng Sales, hay nộp Marketing nhưng được offer sang Finance. Vậy những trường hợp này tính sao đây? Thật ra không có một câu trả lời cố định vì chính bạn phải tự take decision and make it right thôi. Ví dụ như lại là câu chuyện về Sếp cũ chị, thi Marketing và được offer Sales, chị ấy cũng xuôi ý và chịu làm sau khi nghe các anh chị phân tích vì sao chị ấy phù hợp. Nhưng làm 1 năm rồi, làm rất tốt luôn nhưng lại không đủ đam mê để tiếp tục. Thế là lại nộp công ty tiếp theo, lại được khuyến khích làm Sales tiếp, lại chặc lưỡi cố thêm lần nữa, biết đâu mình phù hợp thiệt nhưng cũng không được quá 1 năm vì dù làm kết quả rất gì và này nọ nhưng bản thân lại không thấy vui và luôn hướng lòng về Marketing. Cuối cùng chị ấy chấp nhận bắt đầu lại từ đầu với Marketing và vừa làm rất tốt, thăng tiến cực nhanh, mà lại cực vui vì đúng đam mê của chính mình. Nhưng cũng là câu chuyện khác, có bạn được offer Finance ban đầu do dự nhưng rồi nghe theo phân tích của công ty và thử, kết quả là bạn phát hiện ra mình cực kỳ phù hợp và thích công việc thật, từ đó chuyển hướng nghề nghiệp và vui vẻ vì cơ duyên “nghề chọn người” này. Nên tình huống nào cũng có, đến lúc phải trưởng thành và phải thực hiện những quyết định khó nhằn của cuộc đời rồi, bạn sẽ làm được mà đúng không ^^.
    • Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ về lộ trình phát triển công việc của bạn trong công ty. Ví dụ như có công ty thì cho các bạn rotate (luân chuyển) ở nhiều phòng ban và cho bạn chọn gắn bó lâu dài ở 1 phòng ban phù hợp nhất, nhưng đa số công ty sẽ cho bạn luân chuyển ở một vài phòng ban để giúp bạn có kiến thức sơ bộ bổ trợ cho phòng ban chính của mình, sau đó bạn sẽ được quay trở về với home function (phòng ban chính) và đóng góp cho phòng ban của mình. Chẳng hạn như Marketing rotate ở Sales, sau đó Trade Marketing/ E-commerce và quay về Marketing với Brand (nhãn hàng). Vậy nên cần phân biệt rõ công ty của bạn đang theo lộ trình nào, nếu không biết rõ thì hãy hỏi công ty từ trước đó để nắm rõ thông tin, tránh trường hợp nhầm nhọt oan uổng nhé ^^. Chẳng hạn công ty tuyển bạn vào Marketing như là home function mà bạn lại trả lời là “Em thích vào chương trình này vì em được luân chuyển nhiều phòng ban và lựa chọn phòng ban thích nhất để gắn bó” thì là sai sai rồi nha ^^
  • Ngoài ra công ty sẽ xoáy sâu vào những điểm còn quan ngại ở bạn như ở tính cách, hoặc kỹ năng hoặc những điểm khác. Vì vậy nếu bạn có những điểm mà tự bạn thấy là công ty sẽ thắc mắc – hoặc những điểm bạn thể hiện chưa tốt thì hãy tự chuẩn bị câu hỏi – câu trả lời cho phần này nhé. Ví dụ như có bạn không ở nơi làm việc chính của công ty – chẳng hạn như công ty yêu cầu bạn sẽ làm ở TPHCM nhưng bạn lại ở Hà Nội – vậy hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời để công ty yên tâm là bạn đã chuẩn bị sẵn cho hành trình “Nam tiến” đón nhận cơ hội nghề nghiệp này nhé. Hoặc có bạn công ty quan ngại về khả năng “humble to learn” (khiêm tốn để học hỏi) của bạn và bạn cũng nhận thấy được điểm đó, thì hãy chuẩn bị những ví dụ chứng tỏ là dù hiện tại kỹ năng và kiến thức bạn khá tốt nhưng bạn luôn sẵn sàng để học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân mà không kiêu ngạo. Đó, cứ chuẩn bị thiệt kĩ thì sẽ bớt lo lắng trước khi bước vào buổi phỏng vấn nè ^^
  • Cuối cùng là hãy chuẩn bị những câu hỏi mà bạn muốn hỏi công ty nhé, vì thế nào mà chẳng bị hỏi “em có muốn hỏi gì chúng tôi không”. Chuẩn bị trước sẽ làm bạn đỡ bỡ ngỡ hơn nè. Như chị đã từng chia sẻ, bạn có thể hỏi về lộ trình luân chuyển của công ty, hay các thử thách mà bạn dự kiến sẽ gặp phải khi tham gia chương trình (again, hãy nhớ là luôn tự hỏi – tự trả lời rồi sau đó mới bổ sung là em cần anh chị góp ý thêm xem đã hiểu và trả lời đúng chưa, chứ đừng hỏi không không nhé, vì người phỏng vấn muốn biết là bạn đã chuẩn bị và tìm hiểu sẵn sàng chứ không phải xem người ta là “cái máy trả lời” không nè.
  • Thú vị hơn là có những buổi phỏng vấn rất dễ thương và nhanh gọn (hồi xưa chị cũng may mắn được phỏng vấn kiểu này ^^), nên cũng đừng ngạc nhiên nếu ban giám khảo chỉ hỏi bạn: “Gia đình bạn có bao nhiêu người, bạn có người yêu chưa, bạn thích brand nào của công ty, ghét brand nào, có gì vui muốn kể cho công ty không, v.v…”. Nếu có gặp tình huống này thì cứ vui vẻ thoải mái, đừng lo gì hết nha.
  • Còn các điểm khác như trang phục, thái độ, v.v.. chị sẽ không lặp lại nữa mà các bạn coi ở chuỗi bài viết về phỏng vấn ở đây nha: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-chuoi-bai-viet-ve-phong-van-interview-management-trainee/
  • Còn với dạng final interview hỏi business case thì các bạn tham khảo lại bài viết chị đã chia sẻ trước đó về thảo luận nhóm và individual presentation taị đây nghen: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-chuoi-bai-viet-ve-assessment-center-business-case-challenge-management-trainee/

Tóm lại ở vòng final interview, hãy tiếp tục chuẩn bị thật kĩ, thể hiện sự tự tin, hiểu rõ bản thân, hiểu rõ công ty, công việc và đam mê của mình. Đã vào đến đây thì bạn đã xuất sắc lắm rồi, và chị hiểu đây cũng là thành quả của bao nhiêu thời gian xương máu đầu tư phát triển của bạn. Còn một chặng cuối nữa thôi, cố gắng tới cùng nào!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là Management Trainee nhé!

Yêu thương,

Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here