Chuyện những CEO Mini tuổi đôi mươi – Giám Sát Kinh Doanh Tài Năng

0
2625

chuong khoi diem next management trainee giam sat kinh doanh tai nang ceo mini cdfresh
21, 22 tuổi, bước ra từ giảng đường Đại Học, bạn sẽ làm gì? Trong network của chị, cũng có những bạn trẻ cũng thích ngành Sales – Customer Development (CD) lắm, nhưng e dè vì sợ ngành này nghe rất “xôi thịt”; hoặc lo lắng mình chỉ có tinh thần nhiệt huyết mà còn thiếu kiến thức và kỹ năng. Nhưng trong lúc các bạn ngần ngại thì có những bạn đã sẵn sàng thử thách, chinh chiến và trở thành “CEO mini” ở độ tuổi rất sớm với chương trình CDFresh – Giám Sát Kinh Doanh Tài Năng của Unilever. Tại sao chị tạm gọi Giám Sát Kinh Doanh (GSKD) là “CEO mini”, và vì sao bạn hoàn toàn có thể dấn thân trên con đường này? Bản thân chị cũng đã từng làm Management Trainee của Unilever và có 3 tháng được luân chuyển qua phòng Sales, đảm nhiệm cả hai vị trí Nhân viên bán hàng (NVBH) & sau đó là GSKD tập sự nên chị sẽ dùng những kiến thức, trải nghiệm của chị kết hợp với chia sẻ từ các anh chị có kinh nghiệm để các bạn dễ hình dung nhé!

“CEO mini” cho nhà phân phối

Hơn cả bán hàng – bạn có trọng trách phát triển nhà phân phối – doanh nghiệp phân phối sản phẩm Unilever như một doanh nghiệp của chính bạn, từ đó học hỏi và hoàn thiện những kỹ năng và kiến thức toàn diện của một “CEO mini”. Bật mí với các bạn, doanh thu của một doanh nghiệp này có thể lên đến “triệu đô” (USD) một tháng đó.
Lúc mới vào làm, chị chỉ nghĩ đơn giản GSKD là giám sát nhân viên để bán hàng đạt chỉ tiêu doanh thu, thế thôi. Nhưng GSKD còn hơn cả vậy nữa, còn nhớ điều đầu tiên chị được dặn dò khi làm vị trí GSKD tập sự là – phải làm sao để nhà phân phối có thể tăng trưởng và phát triển bền vững không chỉ về tài chính, mà còn là nhân sự, vận hành và nhiều lĩnh vực khác nữa. Mà thật, xắn tay vào làm mới biết có hàng tá thứ mà 1 GSKD phải đảm nhiệm, không khác gì như vận hành một doanh nghiệp mini của chính mình ở giai đoạn hoạt động. Nếu có duyên thì các bạn sẽ được nhận dự án xây dựng và phát triển nhà phân phối mới, bao gồm nhiều giai đoạn và quy trình của việc thành lập một doanh nghiệp thực thụ nữa đó ^^.

Quản lý tài chính

Với mục tiêu “khó nhằn” mà chị đã đề cập ở trên, bạn phải căng não để có những chiến lược phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn để đạt được mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn của nhà phân phối, thích nghi và thậm chí là đón đầu những thay đổi thị trường phù hợp- từ chiến lược đặt hàng, bán hàng, quản lý hàng tồn, quản lý ngân sách khuyến mãi, trưng bày, đề nghị mức lương thưởng cho nhân viên, v.v… 

Quản lý kho vận

Mỗi nhà phân phối sẽ có một kho hàng rất-rất lớn! Là GSKD, bạn còn được học và quản lý hàng nhập vào, xuất ra, hàng tồn, quy trình logistics, từ các sản phẩm “nhà mình” cho đến các vật phẩm khuyến mãi, trưng bày, v.v…. Vì vậy những báo cáo tồn kho, yêu cầu kho bãi, quy trình bạn đều phải nắm rõ, đọc hiểu và thậm chí có những đề nghị để cải thiện, quản lý hiệu quả hơn. 

Quản lý bán hàng và thị trường

Bạn cần đảm bảo nhân viên phải thực hiện đúng và đủ một số chỉ tiêu có thể kể đến như:
  • Chỉ tiêu bao phủ thị trường sản phẩm (cho cả những cửa hàng nhỏ và lớn chứ không chỉ tập trung những kênh bán hàng sỉ);
  • Chỉ tiêu bao phủ sản phẩm (không chỉ tập trung cho các sản phẩm bán chạy mà còn cả những sản phẩm mới ra, chưa có độ nhận diện cao, hoặc những sản phẩm theo nhu cầu ngách)
  • Chỉ tiêu trưng bày (tìm cửa hàng trưng bày tốt, trưng bày làm sao cho hiệu quả tại cửa hàng, quy trình chấm điểm và trả thưởng, v.v..);
  • Ngân sách khuyến mãi và các hoạt động kích hoạt thương hiệu (activation) mà phòng Marketing triển khai xuống tại từng khu vực hoặc từng loại điểm bán (ví dụ các chương trình đổi quà hoặc tặng mẫu dùng thử tại các chợ, cửa hàng lớn….)
  • Bạn cũng phải suy nghĩ làm sao để mở rộng hoặc bảo vệ thị trường. Ví dụ có những khu vực trong nhà phân phối đang được các “bạn hàng” tập trung, bạn cần có những chiến lược gì để hỗ trợ nhà phân phối cũng như cập nhật với các anh chị Quản lý Khu vực… để được hỗ trợ thêm, v.v.. 

Quản lý con người:

Để quản lý được những điều trên dĩ nhiên không thể thiếu phần quản lý con người. Chị còn nhớ rõ là chỉ một thời gian ngắn ngủi luân chuyển ở Sales nhưng chị đã học được biết bao nhiêu điều về lĩnh vực phức tạp này – vì mỗi người là một cá thể, không có mẫu chung. Chị được hướng dẫn để hiểu về tính chất của nhà phân phối, tính cách của Operation Manager (quản lý nhà phân phối) để biết cách trình bày câu chuyện phù hợp khi muốn thuyết phục, biết cách thấu cảm, hiểu về tính cách, động lực, điểm mạnh, điểm chưa tốt của từng anh chị salesman, tổ trưởng, quản lý kho để giao đúng người đúng việc cũng như xây dựng và đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao năng lực cho họ. Chính nhờ sự chân thành đó, mình cũng sẽ được các anh chị hỗ trợ hết mình. ▪ Chưa hết, nắm bắt tâm lý khách hàng cũng là một bài toán khó nhằn cần giải quyết, đặc biệt là với những người trẻ, thường còn thiếu va vấp. Những bài học xây dựng, duy trì quan hệ với những khách hàng “khó” vẫn luôn theo chị cho đến hiện tại, v.v…

Triển khai các hoạt động số hóa và các dự án hiện đại hóa từ công ty

Các dự án này nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của công việc, của nhà phân phối ▪ Ví dụ như năm chị làm thì mọi người triển khai số hóa beat plan (các cung đường bán hàng), hay các dự án chuyển đổi máy bán hàng sang thế hệ mới, hay cập nhật các hệ thống báo cáo và bán hàng hiện đại hơn, v.v… các bạn đều sẽ có cơ hội được “nhúng tay” và “thử hết cái này đến cái khác” đó. 🙂

Thấy sao, nghe cực kì thú vị đúng không?

Quy trình đào tạo

Không cần kinh nghiệm vì bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và từ đầu từ công ty trong 9 tháng

  • Bạn đừng lo là mình học trái ngành, hay mình chưa có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng thì sao có thể trở thành GSKD, vì trong lộ trình đào tạo công ty đã thiết kế sẵn một khoảng thời gian để bạn thực hành và làm việc, chịu KPI hoàn toàn của một nhân viên bán hàng để bạn hiểu rõ tính chất công việc từ những bước nhỏ nhất và theo trình tự hợp lý. Giai đoạn 3 tháng này bạn sẽ được đào tạo bộ chỉ tiêu và “nằm lòng” hướng dẫn công việc để chinh phục các kiến thức và kỹ năng quan trọng như: cấu trúc, quy trình vận hành tại nhà phân phối, vai trò quan trọng của đội ngũ nhân viên bán hàng; thị trường bán lẻ; kỹ năng giao tiếp bán hàng; kỹ năng sử dụng phần mềm để quản lý bán hàng và giao nhận…
  • Sau đó, bạn sẽ bước vào giai đoạn 2 – Giám Sát Kinh Doanh Tập Sự trong 3 tháng với sự hỗ trợ, huấn luyện trực tiếp, đào tạo từ các Giám Sát Kinh Doanh nhiều năm kinh nghiệm và Trưởng Phòng Kinh Doanh Khu Vực. Đây là lúc bạn sẽ được học và thực hành nhiều về quản lý và đào tạo đội nhóm/ khu vực kinh doanh/ đối tác, phân tích số liệu, xây dựng báo cáo kinh doanh.
  • Ở Giai Đoạn 3 – Giám Sát Kinh Doanh Chuyên Sâu (3 Tháng), bạn sẽ có nhiệm vụ quản lý một nhà phân phối trong khu vực như một CEO thực thụ với những thử thách, dự án lớn hơn như mở rộng thị trường, số hóa quy trình vận hành, v.v… 👉 Vậy là chỉ sau 9 tháng, ở độ tuổi đôi mươi thì bạn đã sẵn sàng để trở thành “CEO mini” của nhà phân phối Unilever rồi đó.

Lộ trình phát triển sự nghiệp

Sau một khoảng thời gian trở thành GSKD, bạn sẽ làm gì để phát triển sự nghiệp của mình? Câu trả lời là khá đa dạng đó, ví dụ như:

  • Tiếp tục phát triển trên lĩnh vực CD của kênh bán hàng Truyền Thống (General Trade/ Distributive Trade): từ GSKD của nhà phân phối, bạn có thể trở thành giám sát khu vực, giám sát chi nhánh, v.v…
  • Chuyển sang các phòng ban liên quan trong CD: chẳng hạn như phòng Trade Category – ví dụ trở thành Trade Category Assistant Manager, Trade Cat Manager, hoặc sang nhánh khối siêu thị (Modern Trade – MT) và trở thành Key Account Assistant Manager, Key Account Manager; hoặc sang nhánh Sales Capability Development and Training… (Những công việc này thường đòi hỏi kinh nghiệm liên quan, nên công việc GSKD của các bạn là một điểm cộng rất lớn).
  • Mở business riêng cho chính mình: cái này khá thú vị nè – vì bạn đã có kinh nghiệm đa dạng và tổng quan của việc điều hành một doanh nghiệp nên nếu bạn có nung nấu muốn làm riêng thì vẫn có thể theo định hướng của bản thân với những kiến thức đã học được trước đó. Chỉ là coi chừng tới lúc đó lỡ yêu Unilever không dứt được nha. 😉 
  • Và những con đường đa dạng khác nữa.

Vậy nếu bạn cũng mong muốn trở thành một “CEO mini” tuổi đôi mươi, nếu bạn cảm thấy rằng mình là một người không ngại khó, chấp nhận thử thách, chấp nhận cả những đắng cay và trái ngọt, và nghe về Sales thấy cũng “muốn thử đó” thì còn ngần ngại gì mà không nộp đơn ứng tuyển ngay cho Chương trình Giám Sát Kinh Doanh Tài Năng – CDFresh của Unilever 2021 (không yêu cầu GPA, không quan trọng bạn học trường Đại Học và cũng không đòi hỏi Tiếng Anh xuất sắc, chỉ cần bạn nhiệt huyết với CD). Xem thêm thông tin chi tiết và link ứng tuyển ngay tại đây nha: https://www.facebook.com/nextmt/posts/1102865260234022. Các bạn cũng có thể xem những chia sẻ chi tiết từ các anh chị GSKD thành công và CDFresh các năm trước tại đường link tổng hợp này nghen: http://bit.ly/kinhnghiemsales. Chúc bạn thành công trên hành trình này nhé!

Yêu thương,

Chị Thư ❤

P/S: Hình minh họa

  •  Hình 1: Chị Thư mới ghé lại Unilever vào năm 2020 để chụp một tấm hình kỉ niệm ^^
  • Hình 2: Chị Thư họp đầu ngày với team khi luân chuyển tại phòng Sales với vai trò là GSKD tập sự năm 2012 tại nhà phân phối Unilever
  • Hình 3: chị Thư kiểm tra lại trưng bày sản phẩm tại cửa hàng – cùng giai đoạn với hình 2 
  • Hình 4: chương trình GSKD Tài Năng 2020 của Unilever – CDFresh 2020
—————–
Giám Sát Kinh Doanh Tài Năng 2021 – Trở thành “CEO” chỉ sau 9 tháng!

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here