Làm thế nào để tự tin thuyết trình Case Study cá nhân?

0
3179

Làm thế nào để tự tin thuyết trình Case Study cá nhân khi thi Management Trainee?

Làm thế nào để tự tin thuyết trình Case Study cá nhân khi thi Management Trainee? Để giải quyết vấn đề thì đầu tiên mình phải hiểu nguyên nhân trước nhé ^^. Vì sao các bạn dễ bị mất tự tin, nói nhanh hoặc lộn xộn khi thuyết trình trươc đông người?

Việc này do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Không quen đứng trước đám đông, nên mỗi lần phải thuyết trình trước đông người sẽ bị “khớp”
  • Do nội dung bài nói chưa được chuẩn bị chỉn chu, cấu trúc lộn xộn nên người nghe khó theo dõi
  • Do học thuộc lòng nên ráng nói nhanh cho kịp bài, v.v…
  • Do không hiểu rõ những gì mình nói nên diễn đạt lộn xộn
  • v,v….

Vậy để giải quyết thì mình “xử” vấn đề này từ gốc thôi! Một vài tips chị hướng dẫn như sau:

1. Tập nói trước đám đông càng nhiều càng tốt – bắt đầu từ việc xung phong phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi

Ví dụ như chị là từ khi còn đi học, chị luôn cố gắng xung phong trả lời câu hỏi – không sợ “nhục”, không sợ sai – vì quan trọng nhất là chị dám nói. Khi đang trong quá trình luyện tập, chị cũng không sợ những ánh mắt người khác nhìn mình theo kiểu “Tỏ vẻ, ham nói” vì chị biết chị cần luyện cho mình bản lĩnh và dạn dĩ hơn.

Vì sao nên XUNG PHONG? Vì bạn sẽ đỡ có cảm giác bị ép buộc mà đặt mình vào thế chủ động, sẽ đỡ sợ hơn, giúp bạn tập dần quen với đám đông. Khi đã quen nói, từ từ bạn sẽ thích được nói hơn, và vì vậy sẽ bớt sợ hơn 😉 Có rất nhiều cơ hội để bạn xung phong – từ trả lời câu hỏi ở trên lớp, đến xung phong trả lời câu hỏi ở hội thảo, xung phong làm mẫu cho những case study hay là bài tập đóng vai tại lớp, v.v…

Trong giai đoạn này, đừng kì vọng mình trở nên hoàn hảo, nếu không bạn sẽ dễ nản. Hãy chuẩn bị tâm lý là những lần đầu mình sẽ hơi đơ khi nói, hoặc vẫn còn run khi nói, hoặc sẽ có những lúc mình trả lời sai, v.v… Nhưng bạn hãy nhớ lại mục tiêu của bạn không phải là trả lời chính xác, hay là nói hay – mà là tập nói, dám xung phong, dám phát biểu mà không sợ hãi. Chỉ cần bạn làm được vậy là đã thành công ở bước này rồi!

Rồi từ những thứ nhỏ nhỏ như xung phong trả lời câu hỏi, bạn sẽ đặt thêm những mục tiêu to hơn với những thứ quan trọng và cam go hơn như xung phong thuyết trình trước lớp, hay xung phong thuyết trình dự án cho các bạn trong câu lạc bộ, v.v..

2. Chuẩn bị nội dung bài nói

Bắt đầu từ việc nhỏ trước – Khi muốn trả lời câu hỏi mà sợ nói không đầu đuôi, ý tứ không rõ ràng thì chị sẽ note ý sẵn ra tờ giấy nhỏ. Khi chị note, chị sẽ note ý chính trước, rồi những ý bổ sung cho ý chính sau. Do đó khi đứng lên nói chị cũng đã có sườn bài khá ổn, mọi người cũng dễ hiểu hơn thay vì hấp tấp nói mà không ai hiểu gì ^^

Khi chuẩn bị nội dung bài thuyết trình cũng vậy, chị sẽ lập sườn bài ra trước : ban đầu phải nói rõ mục tiêu bài nói là gì cho người nghe hiểu, sau đó là sườn bài nói gồm những gì để họ nắm nọi dung chính, và phải có kết bài trước khi khép lại bài nói để giúp người nghe hình dung lại tổng quan toàn bài, những điểm chính họ cần nhớ. Ở nội dung từng phần thì vẫn theo công thức ý chính trước và ý bổ sung sau.

Một khi bạn có nội dung bài nói rõ ràng, bạn sẽ dễ nhớ nội dung hơn để truyền tải đến người nghe. Và người nghe cũng sẽ nhớ rõ hơn những gì bạn nói vì mọi thứ đã được hệ thống hóa một cách dễ hiểu.

3. Luôn đảm bảo mình hiểu những gì mình nói thay vì học thuộc lòng nội dung

Có một câu nói của Alber Einstein mà chị rất thích, đó là “If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough”. Đúng vậy, nếu bạn không thực sự hiểu rõ những gì bạn nói thì bạn sẽ nói rất lộn xộn và khó hiểu. Vậy nên điều tiên quyết của chị trước khi thuyết trình là phải hiểu rõ nội dung của bài.

Chị cực kì ít học thuộc từng slide, từng nội dung mà sẽ hiểu mình cần nói gì ở slide đó, mục tiêu truyền tải đến người nghe là gì. Một khi bạn hiểu, bạn sẽ có thể thoải mái diễn đạt theo cách của bạn mà không lo là sẽ phải chạy đua theo từng dòng chữ để không quên bài.

Bên cạnh đó, những lúc quan trọng, cần phải canh đúng thời gian cho phép thì chị chị sẽ tập trước rất nhiều lần ở nhà với đồng hồ bấm giờ. Vậy nên lúc làm thật chị cũng biết được tốc độ vừa phải để mình có thể diễn đạt trong thời gian đó là như thế nào.

Rồi, thử trước 3 bí quyết nhỏ này nhé! Chỉ cần bạn biết là mình phải bắt đầu, cứ bước từng bước nhỏ, rồi bạn sẽ đến đích thôi ^^

Yêu thương,

Chị Thư

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

 

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here