Ai cũng bảo Be Yourself khi thi Management Trainee, nhưng em làm vậy thì lại rớt?

0
1095

chuong khoi diem next management trainee be yourself khi thi management trainee

Bạn nào chưa biết Management Trainee là gì thì xem lại trọn bộ chia sẻ kinh nghiệm thi tất cả các vòng từ các Management Trainee/Fresher/Intern ở đây nhé: Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết và đừng quên tham gia group Next Management Trainee: fb.com/groups/thenextmt để nhận được cập nhật những bài chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển sớm nhất nha!

—————————

Câu này nhiều bạn hỏi chị lắm luôn nè. Nay có thời gian chị trả lời luôn đâyyyy!

Vì bạn “Be yourself” nhưng mới là “A part of yourself”

Có nhiều bạn ứng tuyển chương trình Management Trainee nhưng CV không ấn tượng vì những thành tích và nội dung công việc của bạn rất đơn giản. Nói chuyện một hồi chị phát hiện ra bạn tham gia nhiều chương trình ngoại khóa, cuộc thi rất hay nhưng lại không ghi vào vì muốn gói gọn CV chỉ trong 1 trang. Lí do là vì “nghe đồn không nên dài hơn”, và “vì template CV mẫu để điền trên mạng cũng chỉ có 1 trang thôi” nên bạn phải bỏ bớt. Kết quả là một chiếc CV hết sức hời hợt và cắt luôn cả những phần quan trọng. Đó, vậy bạn mới “be A PART of yourself” chứ chưa phải là “Fully you” nè.

Vì bạn “Be yourself” nhưng mà là một “yourself” chưa được chuẩn bị kỹ càng

Bạn nghĩ là “Be Yourself” nghĩa là “có nhiêu thì xài bấy nhiêu”, bạn nghe mọi người bảo rằng chuyên ngành nào cũng thi Management Trainee được, trường Đại Học nào cũng không quy định nên cứ nộp CV thôi. Nhưng khi bạn mang một “yourself” quá thiếu chuẩn bị so với mặt bằng chung thì đâu có lý do gì nhà tuyển dụng phải chọn bạn, đúng không?

Vậy “Be yourself” thế nào để tăng cơ hội đậu, hay ít nhất nếu chưa có duyên đậu thì cũng không hối hận, “ấm ức”?

1. Review lại bản thân kỹ càng để bạn có thể thể hiện “Fully you” trong tất cả các vòng thi

Ví dụ ở vòng CV, bạn có thể làm 2 trang, hoặc 1 trang nhưng biết cách tận dụng và tối ưu hóa vị trí của từng phần. Nếu không có template CV phù hợp thì hãy tự tạo riêng cho mình. Cũng đừng trông đợi đến vòng phỏng vấn để các anh chị hỏi bạn chi tiết hơn những điểm không rõ nha, vì một khi CV quá sơ sài thì con đường đậu vòng 1 của bạn còn chưa đảm bảo mà!

Một tip khác của chị là hãy cố gắng để xin các anh chị đi trước (ví dụ như là tiền bối ở trường, ở CLB) phỏng vấn bạn dựa trên chiếc CV bạn làm. Quá trình này sẽ giúp bạn phát hiện ra nhiều điểm cơ bản mà bạn còn viết rất mơ hồ hoặc không đề cập tới trong CV – như cuộc thi bạn tham gia dành cho đối tượng nào, quy mô ra sao, bạn làm dự án chủ đề gì; hay đóng góp cụ thể của CHÍNH BẠN trong quá trình làm các CLB, hay bạn học hỏi được gì, v.v… Sau đó hãy thu gọn những phần giải đáp của bạn trong buổi phỏng vấn mini đó thành những gạch đầu dòng ngắn là bạn đã có thể bổ sung những điểm còn thiếu vào CV của mình rồi! Chẳng hạn có bạn phải bổ sung thêm kinh nghiệm làm ở nhà hàng vào vì công việc bạn làm không nhỏ nhặt như bạn tưởng mà giúp bạn học được cách quản lý tồn kho, training nhân viên, xử lý yêu cầu khách hàng, v.v… – những kiến thức cần thiết của phòng Customer Development mà bạn đang ứng tuyển.

2. Thể hiện bản thân ấn tượng và unique

Hầu hết các buổi phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giới thiệu bản thân. Đừng chỉ giới thiệu điểm mạnh, điểm yếu mà hãy ghi dấu ấn ngay từ những giây đầu tiên – chọn cho mình 1-2 từ thật khác biệt khi giới thiệu để khi bước ra khỏi phòng, nhà tuyển dụng vẫn nhớ như in bản sắc của riêng bạn trong hàng nghìn người ứng tuyển. Chẳng hạn như có bạn ví mình như “Con lật đật” vì dù ngã nhiều nhưng biết đứng dậy và luôn lạc quan, hay như chị thì thường dùng những từ của riêng mình như “Liều và Lăn xả” để nói lên sự quyết đoán, kiên định và hết mình với công việc, hoặc “Soft yet strong và Sincere” cho phiên bản Tiếng Anh. Đảm bảo không đụng hàng với ai hết hen! Nhớ chọn ví dụ phù hợp để minh họa những tính cách đó nhé!

3. Be Yourself nhưng là Best Version Of Yourself (BVOY) – chuẩn bị thật kỹ càng

Management Trainee đa phần không yêu cầu chuyên ngành của bạn, nhưng kiến thức về phòng ban sẽ được kiểm tra xuyên suốt các vòng thi. Vì vậy, có bạn học trường Xã Hội Nhân Văn đã dày công đọc không biết bao nhiêu quyển sách Marketing và thực hành các bài Case Study, từ đó biến chính mình trở thành một phiên bản sẵn sàng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Hay có nhóm ngày ngày tự ra đề Group Work giả định và làm Assessment Center như thật, kết quả là khi thi các bạn đã có thêm rất nhiều tư liệu và ý kiến hay để chia sẻ, bắt kịp cả những xu hướng, bài toán khó “mùa Covid” chứ không chỉ lệ thuộc vào dữ liệu đề bài.

Và tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, về cuộc thi nữa nhé. Ví dụ nếu bạn thi UFLP thì hãy xem hết Facebook, website của Unilever. Hay nếu công ty hỏi bạn vì sao lại thích Unilever thì đừng chỉ trả lời là quảng cáo hay, mà hãy rành rọt kể rằng bạn thích việc Marketing tại Unilever ứng dụng Digital giúp thay đổi hành vi người tiêu dùng, xác định thông điệp Marketing nhờ big data và AI, kể mới câu chuyện bằng chatbot và AR như các chiến dịch của Lifebuoy, của Sunlight, v.v… (http://bit.ly/unileverdigitalcampaign). Và đừng chỉ nói đến chuyện bạn thích Unilever vì sứ mệnh kinh doanh bền vững, hãy nghiên cứu để có thể kể chi tiết “Every U does good” như thế nào, các chiến dịch xã hội của Comfort, OMO, P/S, v.v… (mấy cái này tự search là ra hêt nghennn).

4. Đừng “gồng” và trở thành một người khác

Đừng chỉ chăm chăm vào chức Leader ở vòng Assessment Center vì không phải chỉ có Leader mới thể hiện được Leadership. Đi làm cũng vậy, không phải lúc nào bạn cũng là Leader – nhưng bạn cần thể hiện được sự đóng góp của mình ở bất cứ mọi vai trò nào.

Cũng đừng vì những bài review, chia sẻ trên mạng mà phải thay đổi cá tính của mình. Nếu bạn là một người thẳng thắn, đừng cố tỏ ra quá nhẹ nhàng vì nhiều khi bạn sẽ vô tình làm những quan điểm cá nhân của bạn bị yếu thế. Nếu bạn nhẹ nhàng, đừng cố gắng tỏ vẻ “aggressive” vì nghĩ rằng môi trường của công ty phải như thế. Bạn có thể nhẹ nhàng thể hiện góc nhìn nhưng phải biết dùng ngôn ngữ, cách nhấn nhá, thu hút sự chú ý, biết tổng hợp ý kiến và khuyến khích mọi người cùng đóng góp.

Nói đến đây chị càng thấy quý cách mà Unilever trân trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, đúng nghĩa là #Uniquely_You luôn. Khóa MT 2012 của chị đúng nghĩa mỗi người mỗi tính – Có bạn rất mạnh mẽ, ngắn gọn; có bạn thì nhẹ nhàng nhưng nói đâu chắc đó, không ai ăn hiếp được; có người extrovert xông xáo, hài hước; nhưng cũng có người introvert thâm trầm sâu sắc. Có người từ Hàn Quốc trở về, người học đúng chuyên ngành, người “đá chéo sân”… Và tụi chị đều được chọn để cùng đóng góp thêm cho sự đa dạng của công ty đa quốc gia này.

5. Be yourself để sẵn sàng “future-fit”

Đừng gói gọn bản thân mình ở hiện tại mà hãy nhìn cả tương lai. Ví dụ có bạn đã từng làm nhà tuyển dụng lo ngại khi thằng thừng bảo rằng nếu tương lai công ty không giữ được môi trường như hiện tại, có thể bạn sẽ không làm nữa. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ sẵn sàng thích nghi với những sự thay đổi, phát triển khách quan.

Thực ra, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm và đầu tư phát triển con người. Ví dụ như Unilever thì “Future-fit” được đặt lên hàng đầu để không chỉ các bạn tự trang bị cho chính mình mà cả công ty cũng sẽ luôn hỗ trợ bạn toàn diện để sẵn sàng bắt kịp tương lai. Tất cả những công việc của Unilever sẽ đào tạo những kỹ năng Transferable Skill mà dù bất cứ bạn làm ở công việc nào, ở môi trường nào cũng có thể ứng dụng và phát triển, và còn thường xuyên cập nhật về Digital, ứng dụng những quy trình mới từ quốc tế, v.v… nữa. Chẳng hạn như với phòng Supply Chain, Unilever đã sớm áp dụng quy trình tự động hóa Robotic Process Automation như ở đây nè: http://bit.ly/RPAUnilever.

Đó cũng là lí do mà Unilever Việt Nam có thể giúp bạn trở thành future leaders hay “xuất khẩu” thành công rất nhiều anh chị để trở global talents tại các chi nhánh khác trên thế giới.Ui chia sẻ có tí bí quyết mà bài lại quá dài rồi. Chị tạm dừng bút đây. Nói tóm lại là không phải các anh chị xạo đâu, “Be Yourself” thực sự là một điều cần thiết trong suốt quá trình thi Management Trainee đó! Miễn là bạn nhớ rằng – Be Yourself nhưng phải là The Best Version of yourself – BVOY nhé! Sẵn sàng rồi thì ngại gì mà không ứng tuyển luôn Unilever Future Leaders Program luôn!

Yêu thương

Chị Thư

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here