Sơ lược về công việc của phòng Finance

0
5016

Bạn muốn làm ở phòng Tài Chính (Finance) nhưng chưa hiểu rõ công việc này làm những gì? Vậy thì hãy xem ngay đoạn chia sẻ của chị Bảo Hân – tham gia chương trình Management Trainee của Unilever (UFLP) năm 2012 và hiện là Finance Business Partnering Manager cho phòng Customer Development nhé!

Lưu ý

Vì lí do bản quyền, đoạn clip dẫn link trực tiếp từ livestream chia sẻ thắc mắc về chương trình UFLP 2019 tại fanpage Unilever Careers – chị đã chỉnh lại để khi click vào link trên laptop/máy tính bàn là dẫn ngay đến câu hỏi này cho các bạn xem thay vì bắt đầu từ đầu clip rồi nhé. Tuy nhiên nếu mở bằng điện thoại thì các bạn phải kéo nhanh tới phút 16:07 – phần bắt đầu của câu trả lời này và kết thúc ở 20:10, sau đó là các câu hỏi khác nếu bạn muốn tìm hiểu thêm. Chị cũng sẽ tách các câu hỏi khác ở những bài viết tiếp theo để bạn dễ theo dõi và chọn lựa đề tài để xem nha ^^

Hoặc các bạn cũng có thể xem phần chị đã ghi chép lại nội dung chia sẻ của các anh chị bên dưới nhé!

Link clip: http://bit.ly/financejobunilever

Chia sẻ từ chị Bảo Hân

Công việc Finance sẽ xoay xung quanh “Value”– “Value” ở Unilever bao gồm 2 thứ: 1 là làm sao để mình tăng trưởng (grow), và thứ 2 là làm sao để tăng trưởng hiệu quả với lợi nhuận (grow profitably). Phòng Finance làm 3 việc:

  1. Protecting value: khi nói về Finance, 50% là mình phải “control” – kiểm soát quy trình và kiểm toán để đảm bảo không có rủi ro.
  2. Liberating value: đề cập chính đến việc kiểm soát chi phí (cost control). Việc này rải đều ở các phòng ban, ví dụ như phòng Manufacturing sẽ có chi phí vận hành nhà máy, làm sao để vận hành thuận lợi và tốt nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo chi phí tốt
  3. Driving value: có thể hiểu nôm na là có rất nhiều “ổ khóa” ở Unilever, làm sao để mình tìm ra chìa khóa thích hợp để mở những ổ khóa đó – unlock the value for growth.

Ở công việc hiện tại của chị, với vai trò là partner (đối tác Tài Chính) cho phòng Sales (Customer Development) thì nhiệm vụ chính của chị là:

  • Xem lại và đánh giá (review) tất cả những chương trình khuyến mãi ở Unilever – với rất nhiều chương trình dành cho người bán hàng ở chợ, kênh siêu thị, hoặc người mua hàng, v.v… , xem chương trình thực hiện có hiệu quả hay không để lặp lại hay cần thay đổi cho chương trình mới
  • Xem về profit (lợi nhuận): lợi nhuận của Unilever với Sales không chỉ đơn thuần là lợi nhuận của Unilever nhìn tổng quát mà còn là lợi nhuận ở từng kênh bán hàng, ví dụ như kênh chợ, siêu thị, Metro, Big C, v.v.. đang khác nhau ra sao và đâu là chỗ mình có thể tối ưu hóa (optimize) hoặc tăng trưởng thêm
  • Cuối cùng là các công việc tài chính liên quan tới partner rất lớn của Unilever – nhà phân phối (distributor) ở kênh truyền thống. Mình muốn tăng trưởng một cách bền vững giữa Unilever và nhà phân phối, đó là lí do mình vẫn cần thường xuyên theo dõi sát sao tình hình tài chính của nhà phân phối để làm sao giúp họ có được lợi nhuận.

—————

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here