Chia sẻ về vòng thi Assessment Center – Management Trainee của Nestle từ chị Thư và anh Lê Thuyết

0
4466

23. chuong khoi diem next management trainee kinh nghiem thi Management Trainee Nestle Minh Thuyet

Vòng thi Assessment Center càng ngày có nhiều hình thức đa dạng và thú vị khác nhau. Nếu ngày xưa, vòng này thường gói gọn là những buổi nhận đề, thảo luận và trình bày ngay tại chỗ thì ngày nay có rất nhiều dạng để đánh giá các bạn thí sinh ứng tuyển Management Trainee với thời lượng đa dạng, từ 1 ngày, 2 ngày hay thậm chí là cả tuần.

Ở bài viết này, chị sẽ chia sẻ hình thức thi vòng Business Case – nằm trong Assessment Center khá thú vị của chương trình Management Trainee tại công ty Nestle năm ngoái dựa trên trải nghiệm của bạn Lê Thuyết và một số bạn khác đã từng thi nhé. Không chắc là năm nào hình thức cũng diễn ra như vậy, nên các bạn đừng xem và tưởng tượng 100% năm nay sẽ y chang, mà hãy chỉ xem đây là nguồn tham khảo để làm phong phú kiến thức của mình nhé 🙂 Còn giờ thì cùng bắt đầu nào!

1. Hình thức thi

  • Một nhóm được phân ra gồm 4-5 bạn, mỗi bạn ứng tuyển ở một phòng ban khác nhau (ví dụ như sales, nhân sự, supply chain, marketing, v.v..)
  • Các bạn có thời gian khoảng gần 1 tuần để chuẩn bị tính từ ngày nhận đề thi. Nhiệm vụ của các bạn là tự nghiên cứu và thảo luận nhóm để làm bài báo cáo theo đề bài. Sau đó các bạn sẽ lên văn phòng và trình bày trực tiếp với các anh chị quản lý về kế hoạch của mình cũng như trả lời chất vấn theo nhóm và cá nhân (Trước khi trình bày chính thức, các bạn sẽ được brief lại đề bài và hướng dẫn sơ lược để trình bày suôn sẻ hơn)

2. Nội dung đề thi

  • Các bạn được đưa một đề bài là lập chiến lược phát triển một nhãn hàng của công ty trong năm tới để đạt mục tiêu tăng trưởng định sẵn (ví dụ 10%) trong khoảng thời gian cho trước (Ví dụ từ đây đến cuối năm 2021). Bạn cần lập ra một chiến lược marketing rõ ràng và cụ thể.
  • Đề bài được cho thì rất ngắn gọn, bao gồm những thông tin về cấu trúc sản phẩm/nhãn hàng, một số cảm nhận của người tiêu dùng về nhãn hàng. Ngoài ra, các bạn cũng được nhận 1 file excel cung cấp rất nhiều số liệu khác nhau, bao gồm từ số sales lấy từ số sales của công ty cho các sản phẩm ở những khu vực khác nhau, các thông số về người tiêu dùng (ví dụ như: tỉ lệ thâm nhập sản phẩm, tần suất tiêu thụ), thị phần nhãn hàng, một vài Issue chính mà nhãn hàng đang gặp phải (từ phía đối thủ, hay từ phía nhãn hàng, từ phía hành vi người tiêu dùng, v.v..
  • Đề bài cũng không giới hạn bạn chỉ được dùng những data sẵn có mà cho phép bạn thoải mái tự kiếm thông tin, dữ liệu cần thiết

3. Các kỹ năng chính để đánh giá

  • Feasibility (Tính khả thi)
  • Creativity (Tính sáng tạo)
  • Analytical Thinking (Tư duy phân tích)
  • Integrated Function Knowledge (Kiến thức của phòng ban)
  • Clarity and Articulation of Presentation (Cách trình bày)

4. Những điểm thú vị ở vòng thi này

  • Đầu tiên, thú vị nhất nên chị để lên đầu, đó chính là các bạn sẽ không biết trong nhóm của các bạn đã được “cài” sẵn một người của công ty Nestle, là người sẽ bí mật theo dõi quá trình thảo luận, bàn bạc của các bạn ngay từ đầu để đánh giá những kĩ năng của các bạn. Có bạn thi xong, nhận thấy bạn “người bí ẩn” này – lúc đó đóng vai là bạn sinh viên ứng tuyển phòng Nhân sự –  ít nói, ít đóng góp trong team nên đã inbox để động viên và chia sẻ. Ngoài ra trong lúc thảo luận bạn cũng tích cực chia sẻ những ý tưởng, sáng tạo của mình nên kết thúc phần thi đã được “người bí ẩn” này đánh giá là làm việc nhóm chuyên nghiệp đó.
  • Điều thú vị thứ 2 là có những “người bí ẩn” rất dễ thương và nhiệt tình, sau khi thi xong họ sẽ cho bạn biết những điểm mạnh và yếu của bạn đã thể hiện trong quá trình thi. Ví dụ như bạn trẻ mà chị nói ở trên gặp phải những điểm cần cải thiện, đó là nhiều khi chưa kiên định với ý kiến của mình nên ý kiến hay nhưng lại không thuyết phục được nhóm để tiếp tục ý tưởng đó, hay lúc trả lời chất vấn thì quá hiền lành, không chịu tìm cơ hội tỏa sáng nên hầu như hơi ẩn dật trong mắt ban giám khảo; và cuối cùng bạn được nhận xét là còn chưa dám suy nghĩ ngoài khuôn khổ mà vẫn còn nằm trong giới hạn vạch ra sẵn.
  • Cuối cùng, là sau khi thi xong, các bạn lại còn được hỏi thêm những câu hỏi như bạn có hài lòng về kết quả bài nhóm không, và hỏi riêng về cảm nhận cá nhân với các thành viên thi chung team nữa 🙂

5. Những điểm khó khăn / cần lưu ý ở vòng thi này

  • Đầu tiên, do các bạn ở nhiều trường khác nhau, nhiều khu vực khác nhau, thậm chí có trường hợp vài bạn ở TPHCM, vài bạn ở Hà Nội nên lúc thảo luận nhóm để set được một buổi họp đàng hoàng cũng rất khó khăn. Và họp online thì các bạn cũng tưởng tượng được là tốc độ sẽ chậm hơn rất nhiều.
  • Thứ 2 là một số bạn thi các phòng non-marketing sẽ cảm thấy bị thiệt thòi vì đề bài quá thiên hướng Marketing
  • Vì để bài có rất nhiều data nên kể cả khi bạn ứng tuyển phòng marketing thì cũng bị rối và choáng trong những data này

6. Một số gợi ý để bạn có một phần thi tốt hơn (so với việc không chuẩn bị tâm lý hoặc kiến thức sẵn)

  • Đầu tiên, nếu bạn muốn thi Marketing, hãy tìm hiểu những kiến thức về data mà chị đã ghi trong phần đề bài cung cấp. Tập quen với nó từ bây giờ để khi thi không hoảng loạn khi nhận đề bài.
  • Nếu bạn ứng tuyển ở những phòng khác mà đề bài marketing thì cũng đừung nản lòng, quan trọng là bạn thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng vượt qua của bản thân, khả năng học hỏi, tư duy và vận dụng những kiến thức bạn có được ở phòng ban của bạn cho bài làm cuối cùng của nhóm. Bằng chứng là vẫn nhiều bạn non-marketing được lựa chọn sau vòng này đó thôi!
  • Khi trả lời chất vấn, đừng nghĩ bạn sẽ được người khác nhường cơ hội để nói. Bạn phải là người chủ động nắm bắt cơ hội của mình (dĩ nhiên là một cách văn minh lịch sự). Bạn không cần aggressive, nhưng bạn cần phải thể hiện thì giám khảo mới đánh giá được bạn. Có bạn nảy ra nhiều ý tưởng, sáng kiến hay khi làm bài nhưng đến vòng chất vấn toàn bị người khác giật mic nên cuối cùng bạn mất cơ hội nói lên ý tưởng và thể hiện bản thân. Nhớ, bạn phải tỏa sáng theo cách của bạn nhé!
  • Cuối cùng, đừng nghĩ bạn có thể “fake” – đặc biệt là trong trường hợp có “người bí ẩn” theo sát bạn suốt cả quá trình. Mà kể cả không có người bí ẩn thì một vài câu hỏi từ các anh chị giám khảo cũng đã có thể đánh giá bạn có thành thật với câu trả lời của mình không. Vậy nên, hãy nhớ là luôn thành thật nhé!
  • Và những lưu ý khác thì chị cũng đã chia sẻ ở các bài viết khác liên quan đến vòng Assessment Center rồi, các bạn nhớ quay lại các bài viết đó để xem nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management Trainee (Quản trị viên tập sự) nhé!

Yêu thương,

Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here