Xin việc sinh viên – Làm thế nào khi luôn thấy mình thiếu kinh nghiệm?

Em cũng tham gia rất nhiều hoạt động nhưng khi phỏng vấn, em thường ít khi được đậu vào những vòng sâu hơn. Em luôn cảm thấy mình dường như tham gia chưa đủ mọi hoạt động để có thể thuyết phục người khác. Các chị có bao giờ gặp phải tình huống giống em không?

0
4631

chuong khoi diem next management trainee luon cam thay ban than thieu kinh nghiem

Khi xin việc sinh viên nên làm gì khi luôn thấy mình thiếu kinh nghiệm, kể cả với những bạn từng làm rất nhiều việc part-time hoặc tham gia câu lạc bộ?

Thật ra, có thể là bạn thiếu kinh nghiệm thật, hoặc bạn chọn sai ví dụ khi phỏng vấn mà thôi. Xem ngay cách giải quyết cho 2 vấn đề này nhé!

Em cũng tham gia rất nhiều hoạt động nhưng khi phỏng vấn, em thường ít khi được đậu vào những vòng sâu hơn. Em luôn cảm thấy mình dường như tham gia chưa đủ mọi hoạt động để có thể thuyết phục người khác. Các chị có bao giờ gặp phải tình huống giống em không?

Câu trả lời của chị Thúy Anh – UFresh Unilever 2017

Ngay cả bản thân chị đã làm rất nhiều hoạt động ở thời sinh viên nhưng vẫn cảm thấy không đủ. Thật ra sẽ không bao giờ chị thấy đủ cả, vì luôn luôn có rất nhiều điều mới mẻ mà chị cần phải học hỏi thêm. Dù có làm 10 năm thì em sẽ vẫn cảm thấy không đủ. Vì vậy, điều quan trọng hơn là trong câu trả lời của em phải chứng minh được bản thân hiểu rõ về hoạt động mình làm cũng như tham gia từng hoạt động.

Chẳng hạn như bạn tham gia sự kiện thì bạn học được gì, bạn làm được gì chứ không phải chỉ đơn giản là ghi vào CV vị trí, chức danh của mình làm như liệt kê cho có. Có rất nhiều bạn ghi vào CV một cách tự tin là mình có khả năng thuyết trình, có khả năng giải quyết vấn đề, v.v… nhưng hoàn toàn lại không nêu được bất cứ ví dụ nào thông qua hoạt động của mình. Không nhất thiết bạn phải là Leader thì mới chứng tỏ được kỹ năng của mình, từng hoạt động nhỏ của bạn nếu bạn thực sự chú tâm thì bạn vẫn có thể rèn luyện được kỹ năng và thuyết phục được người phỏng vấn. Tương tự, không có nghĩa là bạn tham gia 100, 1000 event thì sẽ tốt hơn người làm 2,3 event. Hơn thua ở nhau là bạn làm được gì, học được gì chứ không phải là số lượng chương trình bạn tham gia.

Và trong buổi phỏng vấn, người ta sẽ không hỏi lộ liễu là bạn có kỹ năng gì, chứng minh đi, v.v… mà với chị, nó giống như là một buổi tâm sự và chia sẻ hơn. Chẳng hạn như chị được hỏi đợt Gap Year vừa rồi chị đi đâu, và chị chia sẻ về chương trình tham gia với các bạn ở khối nước Asean, rồi chị có cơ hội kể thêm về những gì mình làm. Khi được hỏi chị làm gì, chị không chỉ kể một cách đơn giản và sáo rỗng là chị tham gia giao lưu với các bạn ở nhiều nước khác nhau ,v.v… mà chị kể một cách rất hệ thống và rõ ràng về mục tiêu của mình. Chị kể về lí do chị tham gia chương trình là gì, muốn học hỏi những gì và đã cải thiện được những điều đó như thế nào trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như một trong những kỹ năng mà chị quyết tâm rèn luyện là giải quyết vấn đề, trong quá trình làm việc khi đến một buổi giao lưu rất quan trọng mà team chị lại thiếu một người do đi trễ, chị đã xử lý như thế nào để mọi việc vẫn giải quyết suôn sẻ, chị quản lý thời gian như thế nào v.v… và nhiều nhiều câu chuyện khác nữa. Chính những câu chuyện nhỏ đó là minh chứng rõ ràng nhất cho kỹ năng của bản thân chị.

Vì vậy lời khuyên của chị dành cho bạn là nếu thực sự bạn đã có 4 năm Đại Học rất nhiệt huyêt, làm nhiều và học hỏi nhiều thì ngay lúc này, thay vì luôn tự ti vì cảm giác mình làm không đủ – bạn hãy dành thời gian ngồi lại, nhìn lại bản thân xbạn mình đã học được gì thông qua những gì mình đã làm. Vì kể cả bạn có tham gia thêm 10, 20 hoạt động nữa mà không dành thời gian nhìn lại thì bạn sẽ vẫn cảm thấy không đủ. Hãy dùng những câu chuyện, những hành động tỉ mỉ của mình để minh chứng cho kỹ năng của bản thân và thuyết phục Nhà Tuyển Dụng bạn nhé!

Chia sẻ thêm từ chị Thư

Ngoài những lời khuyên rất hay từ chị Thúy Anh mà chị hoàn toàn đồng tình, chị cũng muốn dặn dò các bạn thật kỹ điều này: tuyệt đối không vì chuẩn bị thiếu kỹ lưỡng hoặc gấp gáp mà chọn sai ví dụ khi phỏng vấn

Phỏng vấn không phải chỉ đơn thuần là một chuỗi những câu hỏi bất ngờ, mà đó giống như là một cuộc trò chuyện. Bạn hoàn toàn có thể lường trường được kha khá những câu hỏi mà người ta sẽ kiểm tra trong buổi phỏng vấn. Và khi bạn đã chuẩn bị thật kỹ thì khi gặp câu hỏi bạn sẽ chọn ra được những ví dụ tốt nhất cho phần trả lời của mình.

Một ví dụ sai sẽ có khi ảnh hưởng tiêu cực lên toàn buổi phỏng vấn. Vì vậy khi phỏng vấn cần phải hết sức lưu ý để chọn ví dụ chính xác nhất và chứng minh rõ ràng nhất cho điều bạn đang nói hoặc muốn Nhà Tuyển Dụng nhìn nhận.

Chị kể câu chuyện minh họa luôn nhé, chị đã từng phỏng vấn một bạn nắm giữ vai trò là trưởng bộ phận Kế hoạch và chiến lược của một câu lạc bộ lớn cũng của một trường Đại Học rất lớn. Khi chị hỏi bạn để kiểm tra về khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề của bạn với câu hỏi “Em có thể kể cho chị nghe mâu thuẫn lớn nhất mà em đã gặp phải trong quá trình hoạt động là gì không?”. Chị chắc chắn rằng không chỉ bản thân chị mà chính các bạn sẽ cũng phải ngã ngửa khi nghe câu trả lời của bạn. Đó là “Dạ mâu thuẫn lớn nhất mà em từng gặp phải là xếp lịch họp cho nhóm. Mỗi bạn mỗi giờ học khác nhau nên việc có một thời gian phù hợp để họp là hết sức khó khăn ạ!” …

Đúng. Điều bạn kể không sai, đó là khó khăn, là mâu thuẫn. Nhưng, thực sự ví dụ đó có thể hiện được khả năng giải quyết vấn đề của bạn không? Trái lại, chị không thể đánh giá bạn cao được vì chỉ một vấn đề nhỏ xíu mà hầu như các bạn sinh viên CLB nào cũng gặp phải là xếp lịch học, vậy mà bạn – với tư cách là trưởng một phòng ban lớn, lại coi nó là một vấn đề lớn lao và khó khăn? Nếu vậy kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn còn quá yếu! Thay vào đó, vì sao bạn không nêu những khó khăn khác nổi bật cách xử lý và kỹ năng của mình hơn. Chẳng hạn như một bạn khác thì kể cho chị câu chuyện về việc bạn phải thuyết phục nguyen cả dàn cố vấn bao gồm các thầy cô trong trường để thay đổi tầm nhìn chiến lược của câu lạc bộ mình như thế nào, và sự thay đổi đó ảnh hưởng tích cực ra sao. Bạn đã chọn một ví dụ khó nhất trong khoảng thời gian bạn hoạt động, với các đối tượng bạn phải thương thảo cũng là những người lớn và hơn bạn về nhiều thứ. Và bạn kể rõ cách làm của bạn, rành mạch, từng bước với KPI cụ thể như thế nào mà có thể thuyết phục được các thầy cô trong thời gian khá ngắn để kịp tiến độ, v.v… Cùng một câu hỏi nhưng 2 cách chọn ví dụ khác nhau, 2 cách kể chuyện khác nhau lại cho thấy 2 bạn khác nhau một trời một vực về kỹ năng. Nếu bạn là Nhà Tuyển Dụng, bạn sẽ chọn người bạn nào?

Tóm lại: Chọn ví dụ tốt nhất để thể hiện kỹ năng của mình. Nếu bạn quá bất ngờ khi được hỏi thì cứ xin thêm thời gian để suy nghĩ, đừng quá vội vã rồi chọn sai ví dụ nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here