Lộ trình chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên

0
14578

Lộ trình chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên gồm những điểm chính nào và các cách áp dụng để rèn luyện kỹ càng nhất? Cùng nghe chia sẻ từ chị Thư nhé! Đọc xong và hiểu toàn diện rồi thì các bạn có thể lưu lại phiên bản ngắn gọn của bài viết – Checklist chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên ở đây nghen: https://chuongkhoidiem.com/checklist-chuan-bi-management-trainee-cho-sinh-vien

Note: Đây cũng là bài viết phù hợp cho các bạn muốn tự lên kế hoạch và lộ trình của mình cho 4 năm Đại Học nhé – nếu đích đến của bạn cũng là có một công việc tốt và tự tìm ra được định hướng cho chính mình ^^ (Vì Management Trainee cũng là một ví dụ cho công việc tốt nè, còn nếu bạn không thích theo con đường Management Trainee thì cứ chọn những công việc khác phù hợp – còn kỹ năng, kiến thức, v.v… thì đều cần phải trau dồi để bản thân thật sẵn sàng và là ứng viên sáng giá các công ty tìm kiếm nhé!).

1. Chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên – Bắt đầu bằng việc học tập ở trường – đảm bảo điểm số GPA tốt:

  • Yêu cầu mức điểm GPA tối thiểu để tham gia ứng tuyển tùy thuộc chương trình của mỗi công ty, thường là 7.0, 7.5 hoặc đôi khi 8.0/10 – các bạn có điểm GPA hệ 4 quy đổi tương ứng nhé.
  • Vì vậy để có thể mở cửa cơ hội cho nhiều chương trình nhất thì bạn cần duy trì mức điểm ở mức độ khoảng 7.5/10 trở lên.
  • Một lưu ý nhỏ khác là các bạn nên đảm bảo điểm ở những năm học đầu tiên tốt và dư hơn so với mức mục tiêu đề ra (“buffer” phòng hờ) vì những năm sau có thể chương trình học sẽ khó hơn, nặng hơn, hoặc nếu có gặp trục trặc vấn đề gì và điểm chưa thật sự tốt thì vẫn còn dư điểm từ các năm trước để bù vào kéo lại. Có khá nhiều bạn vài năm đầu học hành rất lơ là nên những năm cuối phải chạy mệt nghỉ hoặc kéo mãi mà không nổi. Nên, cố gắng để có điểm tốt từ sớm nhé!
  • Các bạn có thể xem thêm 3 bài viết khác về chủ đề học tập ở dưới đây nhé:
  • Điểm số (GPA) có quan trọng khi xin việc?:https://chuongkhoidiem.com/diem-so-gpa-co-quan-trong-khi-xin-viec
  • Phương pháp học tập từ bạn Hoàng Duyên – vừa thủ khoa ngành của trường Đại Học Kinh Tế TPHCM – vừa đậu Management Trainee của FrieslandCampina: https://chuongkhoidiem.com/bi-quyet-hoc-thu-khoa-ueh-tu-chi-hoang-duyen
  • Chia sẻ kinh nghiệm cân bằng học tập và hoạt động ngoại khóa của chị Thư: https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-can-bang-viec-hoc-va-ngoai-khoa

2. Tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm

Bạn cần năng nổ tham gia hoạt động ngoại khóa để đạt được những mục tiêu nhỏ sau:

Để chuẩn bị 4 chữ K mà Nhà Tuyển Dụng tìm kiếm ở sinh viên mới ra trường:

4 chữ K này: gồm Kiến Thức (về công ty, về chương trình, về vị trí Management Trainee, về ngành nghề mà bạn sẽ ứng tuyển), Kỹ Năng (các kỹ năng mềm quan trọng mà Nhà Tuyển Dụng sẽ cần ở một bạn Management Trainee như communication, Leadership, problem-solving, teamwork, self-awareness, critical thinking, v.v…), Kinh Nghiệm (kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm đi làm, v.v… để chứng minh là bạn đã trải nghiệm nhiều và phát triển qua từng trải nghiệm của mình, và phần nào đã hiểu về công việc mà bạn ứng tuyển thông qua những kinh nghiệm quá khứ), Ká Tính – cái này là chữ “Thái độ” (nghĩa là bạn cần có một thái độ tốt phù hợp với môi trường, văn hóa công ty, thái độ cầu thị học hỏi, muốn phát triển, v.v..) mà chị ghi là Ká Tính cho đủ 4 chữ K để các bạn dễ nhớ   :”> . Các bạn xem kỹ hơn về 4 chữ K ở bài viết này nhé: https://chuongkhoidiem.com/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-ra-truong.

Việc năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn tích lũy thêm hành trang cho mình và có nhiều câu chuyện để kể với Nhà Tuyển Dụng về quá trình phát triển của bản thân, những câu chuyện sẽ là bằng chứng cho những kỹ năng mà bạn có được.  Hãy cho mình cơ hội trải nghiệm, cơ hội thành công, và kể cả trân trọng những thất bại –  có thể đậu hoặc rớt nhưng cần duy trì hoạt động/ tham gia dài hạn ở ít nhất 1 nơi nhé!

Bạn có thể thi tuyển/ tham gia CLB ở trường, đoàn đội, các tổ chức phi chính phủ, hoặc đi làm part-time, v.v.. miễn là các hoạt động này sẽ giúp bạn có được 4 chữ K ở trên sau quá trình nỗ lực. Các bạn có thể tham gia group Tổng hợp các chương trình tuyển thành viên, cộng tác viên… của Chương Khởi Điểm tại: fb.com/groups/tuyenthanhviensv để cập nhật và lựa chọn những cơ hội phù hợp với mình nghen.

Đừng nghĩ là phải được chức này, chức kia thì mới có cơ hội thi Management Trainee nhé, vì Leadership không phải là một chức danh mà là những hành vi mà bạn thể hiện được. Bạn có thể xem thêm ở bài này: https://chuongkhoidiem.com/chi-co-Leader-moi-co-Leadership-skill-ky-nang-lanh-dao và bài này: https://chuongkhoidiem.com/co-nen-nhan-lam-Leader-o-vong-assessment-center-chuong-trinh-management-trainee-khong.

Và cũng đừng ngại thất bại vì thất bại là cách để mình phát triển hơn mỗi ngày, bản thân chị trước khi đến với vị trí Management Trainee chị cũng đã thất bại kha khá đó ^^ .

Nhưng quan trọng nhất là làm gì cũng phải cố gắng hết mình và phải phát triển hơn – không nhất thiết bạn phải vượt qua người khác mà bạn cần phải luôn trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân theo thời gian.

Các bạn xem thêm về hành trình “Fail and learn” và nỗ lực mỗi ngày của chị ở đây nghen: https://chuongkhoidiem.com/viet-cho-nhung-ban-tre-dang-hoang-mang-ve-chinh-minh , bài này nữa: https://chuongkhoidiem.com/lieu-va-lan-xa, và bài này về cách học hỏi qua thất bại ở đây nghen: https://chuongkhoidiem.com/lac-loi-trong-that-bai).

Để hiểu bản thân

Một trong những điểm/ kỹ năng cực kì quan trọng mà các bạn cần có đó là “self-awareness” – hiểu bản thân mình. Mình có những điểm mạnh gì, điểm yếu gì, làm tốt những gì, mong muốn phát triển định hướng thế nào, kế hoạch ngắn và lâu dài trong tương lai ra sao. Một vài cách để hiểu rõ bản thân mình trong quá trình này:

  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa và thường xuyên reflect(tự nhìn nhận) xem mình thích làm những gì, không thích những gì, làm tốt những gì, v.v… (hay còn gọi là self-feedback).
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa và xin feedback từ những người làm chung(Leader, những người làm việc chung ngang level, những bạn mà bạn lead, v.v…) qua các buổi 360 độ feedback (feedback cho cả team với nhau), hoặc 1 on 1 feedback (feedback trực tiếp 1 người với 1 người).
  • Xin feedback từ các bạn trong lớp(vì trong lớp các bạn vẫn có nhiều tương tác với nhau khi làm việc nhóm), Mentor (những anh chị có kinh nghiệm và thường xuyên trao đổi với bạn).
  • Chủ động tự thu thập feedback trong quá trình làm việc(Khi các bạn làm việc sẽ được nhận góp ý mà không cần có một hình thức formal feedback nào – ví dụ khi bạn làm tốt sẽ được khen – chẳng hạn như bạn thuyết trình hay quá, bạn suy nghĩ logic quá, bạn hiểu biết về lĩnh vực này quá, bạn viết content hay quá, v.v…; ngược lại khi bạn làm chưa tốt sẽ được nhận xét cần phát triển hơn chẳng hạn em chưa làm việc chỉn chu, em chưa đủ chủ động, em còn ngại giao tiếp với người lớn tuổi, v.v…). Tốt nhất là nên ghi lại hết những nhận xét này để tránh quên đi. Bạn sẽ thấy là nếu có nhiều người cùng góp ý hoặc nhận xét tốt bạn về một số điểm, rõ ràng đó là những điểm mà bạn đang thể hiện ở hiện tại – cần phát huy hoặc cải thiện thêm.
  • Tham gia các lớp học/ training/ Coaching về chủ đề self-awareness, kỹ năng, v.v…vì những buổi học này trainer sẽ có những cách định hướng và đặt câu hỏi giúp các bạn tự trả lời và hiểu rõ bản thân hơn.
  • Làm các bài test về tính cách(nhưng để có mức độ chính xác cao thì các bạn cần cọ xát và trải nghiệm với nhiều tình huống trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa vì các bạn sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp và đúng với bản thân nhất khi làm bài test).

Để định hướng và tìm hiểu về công việc mình muốn làm

Một vài cách các bạn có thể áp dụng để tìm hiểu thêm về định hướng công việc của mình như sau

  • Năng nổ tham gia hoạt động ngoại khóa cũng sẽ giúp bạn được tiếp xúc với nhiều phòng ban khác nhau và góp phần hiểu được bản thân mình thích gì, muốn làm gì và chọn được phòng ban phù hợpđể tiếp tục đào sâu thêm. Bản thân chị cũng từng làm phòng Nhân Sự, biên tập viên của Đội Phát Thanh của trường, v.v.. rồi mới tìm được “bến đỗ” ở phòng Marketing sau một thời gian trải nghiệm.
  • Tập trung học các môn học liên quan đến chuyên ngành tại trường
  • Đi học các khóa học chuyên ngành, đọc sách và tài liệu liên quan
  • Dùng phương pháp học “learn-on-the-job” – học bằng cách làm việcnhư tham gia vào các phòng ban tương ứng của CLB, đội nhóm, hoặc xin làm việc part-time, intern ở phòng ban tương ứng tại công ty. Giai đoạn còn sinh viên thì đừng ngại khó, mở lòng học hỏi để được hướng dẫn kỹ càng và mở mang kiến thức nha. Bạn đọc thêm bài này nhé: https://chuongkhoidiem.com/sep-oi-dung-giao-viec-vat-cho-em/.
  • Tham gia các cuộc thi và hội thảoliên quan đến chuyên ngành/ công việc bạn muốn
  • Follow các kênh thông tin (YouTube, Facebook, báo, v.v…) liên quan đến chuyên ngành và thật sự đọc các bài viết/ xem video (chứ không chỉ follow và save để “yên tâm” mà không lôi ra đọc bao giờ nha :P)
  • Tìm một Mentor ở lĩnh vực đó cho chính mình. Nhớ đọc thêm 2 bài này nhé:Mentor là gì và vì sao nên có Mentor: https://chuongkhoidiem.com/Mentor-la-gi-vi-sao-ban-nen-co-Mentor; 4 lí do vì sao bạn vẫn chưa tìm được Mentor: https://chuongkhoidiem.com/4-li-do-vi-sao-ban-van-chua-tim-duoc-Mentor/. Các bạn có thể tham gia các tổ chức, chương trình Mentorship như https://www.facebook.com/ueh.mentoring, http://fb.com/ftu.mentoring, https://www.facebook.com/hsu.mentoring, https://www.facebook.com/bk.mentoring, v.v… nhé.
  • Thiết lập mối quan hệ (networking): networking không chỉ là tạo dựng mối quan hệ với người mới mà còn là gìn giữ những mối quan hệ cũ với bạn bè, những người chung CLB – thành viên và cựu thành viên, các anh chị đi trước, các anh chị Nhân Sự, các anh chị hay làm việc với sinh viên, đối tác… Chủ đề này chị sẽ chia sẻ ở bài viết riêng phía sau nha.
  • Tham gia các workshop/ tổ chức chuyên về định hướng dành cho sinh viên(ví dụ như Vietnam Online Career Orientation Center: https://www.facebook.com/VOCOCenter

3. Làm quen, thực hành và hiểu rõ về chương trình Management Trainee

Một điểm rất quan trọng khác là các bạn cũng nên tập cho mình quen dần với các hình thức thi, các vòng thi của chương trình, những dạng đề của từng vòng thi, v.v… Các bạn có thể áp dụng những cách sau nhé

  • Đọc hơn 100 bài viết trên trang chuongkhoidiem.com hoặc các bài viết đã tổng hợp ở quyển Guidebook này – chia sẻ tỉ mỉ về từng vòng thi cũng như lộ trình chuẩn bị, các câu chuyện chia sẻ, review về chương trình Management Trainee tại đây nha: Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết
  • Theo dõi “Vũ trụ” Management Trainee– 24 kênh thông tin website và Facebook page mà nên follow để tìm hiểu thêm về chương trình Management Trainee: https://chuongkhoidiem.com/kenh-thong-tin-management-trainee-ban-nen-follow
  • Lắng nghe chia sẻ từ những người có kinh nghiệm, ví dụ như đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm thi từ các anh chị Managemetn Trainee, tham gia các workshop chia sẻ từ các anh chị đi trước, v.v…
  • Luyện tập, trải nghiệm từng vòng thi để tập quen dần với cảm giác thi thố, áp lực thi cử, quen dạng đề, “biết người biết ta”…. qua nhiều cách như
  • Tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên (https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-cuoc-thi-uy-tin-va-thuong-nien-danh-cho-sinh-vien). Các bạn cũng có thể cập nhật các cuộc thi mới nhất tại Group Tổng hợp cuộc thi dành cho sinh viên của Chương Khởi Điểm ở đây nhé: https://www.facebook.com/groups/cuocthisv.
  • Thi vào các CLB đội nhóm hoặc công ty, các chương trình học bổng (vì khi thi thì các bạn cũng phải cạnh tranh và trải qua rất nhiều vòng thi như vậy).
  • Tham gia các workshop phù hợp: ví dụ như với vòng Application Form – tương tự như khi bạn cung cấp thông tin trong CV nên bạn có thể tham gia các workshop về cách viết CV, các buổi hội thảo có phần chỉnh sửa và góp ý CV từ các anh chị có kinh nghiệm; hay tham gia các buổi Demo – Assessment Center, các workshop Phỏng vấn Thử thành công thật do các CLB, cộng đồng… tổ chức, hoặc các buổi training về Business Case (https://chuongkhoidiem.com/hoc-va-luyen-business-case-bang-cach-nao), sharing kinh nghiệm thi các cuộc thi sinh viên từ những người trong cuộc, v.v… Các bạn cũng có thể cập nhật các chương trình, sự kiện, workshop mới nhất tại Group Tổng hợp workshop dành cho sinh viên của Chương Khởi Điểm ở đây nhé: https://www.facebook.com/groups/workshopsv.
  • Cố gắng phát triển để có một cái nhìn mới với vai trò “người đánh giá và tuyển dụng người khác”bằng cách đóng vai trò người tuyển dụng để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân
  • Bạn có thể là thành viên phòng Nhân Sự của các CLB hoạt động ngoại khóa, công việc part-time vì phòng Nhân Sự hay làm các công tác tuyển dụng để bạn có cơ hội thực hành (như phỏng vấn ứng viên, xem và đánh giá CV ứng viên….).
  • Nếu không phải là thành viên phòng Nhân Sự, bạn hãy cố gắng làm việc tốt và được thăng tiến đến vai trò Leader của nhóm (như trưởng bộ phận, trưởng nhóm, ban điều hành, v.v…) vì thường các bạn sẽ được phỏng vấn cộng tác viên, ứng viên, thành viên cho những năm sau nếu bạn đóng vai trò Leader.
  • Kể cả nếu bạn chưa có duyên để làm 2 vị trí trên thì đôi khi vì tuyển người số lượng lớn hoặc cần gấp thì CLB, đội nhóm vẫn mở đơn để cho các thành viên xung phong tham gia với vai trò là người phỏng vấn newbie (thành viên mới/ cộng tác viên) nên đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.
  • Bản thân chị thì đã áp dụng cả 3 cách trên để được học và hiểu về cách đánh giá người khác, ví dụ cụ thể và từ đó học được bài học cho chính mình là nên làm gì và tránh những gì đó. Xem thêm ở bài viết này nhé:https://chuongkhoidiem.com/hoc-va-luyen-business-case-bang-cach-nao

4. Tìm hiểu về thị trường tuyển dụng Management Trainee

  • Cập nhật các chương trình tuyển dụng Management Trainee/ Fresh mới nhất tại: https://bit.ly/mtfresh2021 hoặc các trang chuyên đăng tin tuyển dụng dành cho sinh viên như ybox.vn, internship.edu.vn, topcv.vn, hoặc search keyword Management Trainee trên những trang tuyển dụng lớn như Linkedin, Vietnamwork, v.v…
  • Theo dõi Facebook và website của những công ty thường tổ chức cuộc thi Management Trainee: https://bit.ly/fbwebsitecongty. Tham gia các Career Fair chuyên về chương trình Management Trainee (online hoặc offline) như Vietnam Online Career Fair hay Company Insider, v.v…
  • Tham gia các buổi offline/ workshop do các công ty tổ chức về chủ đề Management Trainee

5. Tìm hiểu về môi trường/ công ty mình thích

Trong quá trình các bạn tìm hiểu về bản thân, công việc và thị trường tuyển dụng Management Trainee thì bạn cũng sẽ phần nào thấy được môi trường và công ty mình thích qua người thật – việc thật từ công ty, được tiếp xúc với khá nhiều công ty hoặc các anh chị trong ngành, được biết những câu chuyện về công ty hoặc đơn giản là tìm được “duyên” với công ty. Tìm hiểu kỹ để thêm động lực, kỳ vọng đúng đắn cũng như có thêm thế mạnh khi ứng tuyển sau này nhé. Các bạn có thể xem câu chuyện về cái “duyên” của chị với công ty cũ ở đây nhé: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-nen-thi-management-trainee

6. Chuẩn bị Tiếng Anh

Đa số các chương trình tuyển dụng Management Trainee đều yêu cầu Tiếng Anh là ngôn ngữ chính xuyên suốt các vòng thi (trừ vài trường hợp ngoại lệ riêng) nên các bạn cần đầu tư học Tiếng Anh tốt. Các bạn không nhất thiết phải có bằng cấp vì trình độ Tiếng Anh của bạn sẽ được đánh giá xuyên suốt toàn quá trình qua các vòng thi (còn có bằng cấp là lợi thế nhất ở vòng 1 vì Nhà Tuyển Dụng đánh giá trình độ Tiếng Anh của bạn dễ hơn). Vậy Tiếng Anh bao nhiêu là đủ? Chú ý nhất là kỹ năng Reading – Listening và Speaking. Listening và Speaking: Là khi bạn có thể phỏng vấn thông thạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh ở vòng Interview, lắng nghe và tranh luận ở vòng Assessment Center; Reading: làm được các đề Aptitude Test bằng Tiếng Anh, đọc hiểu đề thi Assessment Center trong thời gian quy định (đề cũng hơi dài và khó nhé – đọc kỹ thêm ở bài này nghen: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-bai-mau-va-goi-y-gia-cho-vong-thao-luan-nhom)

Để luyện Tiếng Anh các bạn có thể dùng những cách sau

Đó, bao nhiêu đó là chuẩn bị “xù đầu” luôn rồi nghen ^^. Nếu các bạn hỏi chị là trước khi thi đậu Management Trainee thì chị Thư làm được bao nhiêu điều trên mấy chục mục nhỏ ở trong đây rồi thì chị trả lời là làm hết trừ 3 điều sau nghen :D: 1 và 2 là đọc hơn 100 bài viết trên Chương Khởi Điểm và follow Vũ Trụ Management Trainee (vì thời đó chưa có “chị Thư” nè :P) và 3 là tham gia workshop hoặc tổ chức định hướng vì chị đã có những hoạt động khác để tự định hướng cho bản thân.

Vậy có nhất thiết phải làm hết tất cả các điều trên đây hay không – thì câu trả lời là không nha. Các bạn vẫn có thể chọn lọc thứ tự ưu tiên để tập trung phân chia sức lực hoàn thiện từng mảng, hoặc là làm thêm cả những điều ngoài danh sách này, miễn là các bạn hoàn thành được 6 mục lớn là được – chị tin bạn sẽ vững vàng khi thi Management Trainee sau này!

“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” – chuẩn bị sẵn sàng, luyện tập và trải nghiệm nhiều sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn để chuẩn bị chinh chiến sau này khi chính thức ứng tuyển chương trình Management Trainee. Chúc các bạn tự tin ứng tuyển Management Trainee nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,

Chị Thư ❤

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee (Quản trị viên tập sự): Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

 

- Advertisement -

FACEBOOK COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here